Còn 93 doanh nghiệp phải cổ phần hoá đến năm 2020

Theo Cục Tài chính doanh nghiệp, lũy kế đến tháng 5/2019, mới có 34/127 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục phải cổ phần hóa. Số lượng doanh nghiệp phải cổ phần hóa còn lại lên đến 93 doanh nghiệp
Còn 93 doanh nghiệp phải cổ phần hoá đến năm 2020

Trong 5 tháng đầu năm 2019, có 3 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này không thuộc danh mục các doanh nghiệp cổ phần hóa theo công văn số 991/TTg-ĐMDN.

Về tình hình thoái vốn, trong 5 tháng đầu năm, có 09 doanh nghiệp thuộc danh mục ban hành theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện thoái vốn với giá trị 759 tỷ đồng, thu về 1.657 tỷ đồng.

Trong đó, Bộ Xây dựng thoái vốn tại Tổng công ty Viglacera với giá trị sổ sách 690 tỷ đồng, thu về 1.587 tỷ đồng. Lũy kế từ năm 2017 đến tháng 5/2019, đã thoái vốn nhà nước tại 87 đơn vị thuộc Quyết định số 1232/QĐ-TTg với giá trị 4.549 tỷ đồng, thu về 8.765 tỷ đồng.

"Theo công văn số 991/TTg-ĐMDN, giai đoạn 2017 - 2020, Việt Nam phải cổ phần hóa 127 doanh nghiệp. Năm 2017 cổ phần hóa 44 doanh nghiệp; Năm 2018 cổ phần hóa 64 doanh nghiệp; Năm 2019 cổ phần hóa 18 doanh nghiệp; Năm 2020 cổ phần hóa 01 doanh nghiệp.

Về tình hình thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp ngoài (theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg), lũy kế từ năm 2017 đến tháng 5/2019, cả nước đã thoái 3.785 tỷ đồng, thu về 110.392 tỷ đồng (bao gồm khoản thoái 3.436 tỷ đồng, thu về 109.965 tỷ đồng tại Sabeco).

Hiện, Bộ Tài chính đã ban hành 4 thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và 1 thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32/2018/NĐ-CP. Qua đó đảm bảo công tác cổ phần hóa, thoái vốn được thực hiện đúng pháp luật, theo thị trường và công khai, minh bạch đảm bảo quyền lợi cao nhất cho Nhà nước.

Từ đầu năm 2019, Chính phủ đã thể hiện rất rõ quyết tâm bứt phá trong tiến trình cổ phần hoá, thoái vốn DNNN. Mới đây, Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2019-2020 của cả nước, trong đó có kế hoạch CPH của TP. Hồ Chí Minh trong tháng 6.

Nhưng với nhiều nguyên nhân như việc rà soát, phê duyệt phương án sử dụng đất của nhiều doanh nghiệp quy mô lớn gặp khó khăn về quy trình, thủ tục, mất nhiều thời gian; quy định cổ phần hóa, thoái vốn được ban hành chặt chẽ, công khai, minh bạch theo Nghị định số 116/2015/NĐ-CP của Chính phủ, khiến các doanh nghiệp phải làm lại thủ tục cổ phần hóa từ đầu, kéo dài... nên từ nay đến 20120, Việt Nam sẽ phải "chạy nước rút" để hoàn thành kế hoạch cổ phần hoá. 

>> Chính phủ muốn đẩy nhanh cổ phần hoá, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bị "thúc"

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...