Con đường nghìn tỷ và nước mắt cử tri...

Phải làm rõ với nhân dân về 'con đường dát vàng' chưa đầy 12 km nhưng 'ngốn' hết 12.000 tỷ đồng ở khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Con đường nghìn tỷ và nước mắt cử tri...

Con đường nghìn tỷ

Đây là đề nghị của cử tri Nguyễn Tiến Hịnh (phường Thành Mỹ Lợi) tại cuộc tiếp xúc cử tri quận 2 của tổ đại biểu Quốc hội đơn vị 7 thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP HCM.

Được biết, các con đường được đầu tư với chi phí "khủng" gây thắc mắc cho người dân chính là dự án bốn tuyến đường chính tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. Dự án bao gồm: đại lộ vòng cung (ký hiệu R1) , đường ven hồ trung tâm (R2), đường ven sông Sài Gòn (R3) và đường Châu thổ qua Khu lâm viên sinh thái phía Nam (R4).

Bốn tuyến có tổng chiều dài 11,9km, tổng mức đầu tư được duyệt là hơn 12.000 tỉ đồng do Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh thực hiện theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao).

Nhà đầu tư triển khai thi công từ tháng 2/2014, thời gian thi công hoàn thành công trình là 36 tháng, tuy nhiên đến nay con đường vẫn chưa hoàn thành.

Tại Việt Nam không ít những con đường được mệnh đanh là đắt nhất hành tinh một trong số đó là đoạn từ Voi Phục đến Hoàng Cầu (nằm trong tuyến vành đai 1 thuộc 2 quận Đống Đa và Ba Đình, Hà Nội) dài hơn 2,2 km. Dự án sẽ có tổng mức đầu tư dự án gần 7.800 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư cho khoảng 2.000 hộ dân chiếm hơn 6.400 tỷ đồng. Trong dự án trên số, số tiền bỏ ra để giải phóng mặt bằng đã chiếm đến 82% tổng mức đầu tư dự án. 

Trong khi đó dự án bốn tuyến đường chính tại khu đô thị mới Thủ Thiêm với gần 12km đã ngốn đến 12.000 tỷ đồng tính ra mỗi km phải chi đến 1.000 tỷ đồng. Với 1.000 tỷ đồng mỗi km thì hoàn toàn có thể tính là là thi công xây dựng vì việc đền bù giải phóng mặt bằng đã được Thành Phố thực hiện. Như vậy, tiền xây dựng con đường nay đã hoàn toàn vượt xa con đường được mệnh danh đắt nhất hành tinh.

Trong khi đó, việc thi công ở một khu đất được giải tỏa với hàng loạt dự án đang thi công không thể tốn công sức bằng một dự án nội đô Hà Nội chặt hẹp việc di chuyển con người, vật liệu, máy móc là hết sức khó khăn.

Nước mắt dân Thủ Thiêm

Nhìn từ con đường 12.000 tỷ cho 12km đường thật khó lý giải, nhất là đặt trong mối tương quan với giá trị đền bù ít ỏi mà người dân Thủ Thiêm được nhận từ việc thu hồi đất làm dự án. Đây là một tron những lý do khiến người dân có đất ở đây bức xúc, tạo lên những dòng nước mắt tại cuộc tiếp xúc cử tri quận 2 vừa qua.

Dự án đầu tư bốn tuyến đường chính tại khu đô thị mới Thủ Thiêm được Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh thực hiện theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) ký kết với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh theo hợp đồng ký kết ngày 12 tháng 11 năm 2013.

Theo Nghị định 108/2009/NĐCP: Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là Hợp đồng BT) là hợp đồng được ký giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, Nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho Nhà đầu tư thực hiện Dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho Nhà đầu tư theo thỏa thuận trong Hợp đồng BT.

Cụ thể, trong trường hợp trên, địa ốc Đại Quang Minh sẽ xây  dựng con đường tại khu đô thị mới Thủ Thiêm và sẽ được đổi lại 79 ha đất để xây dựng dự án kinh doanh tại đây.

Theo đại điện địa ốc Đại Quang Minh: Khi thực hiện quyết toán với thành phố thì dự kiến giá trị nhà đầu tư được thanh toán nhỏ hơn giá trị 8.265 tỷ đồng. Như vậy, giá trị đầu tư vào dự án đã chỉ còn là 2/3, câu hỏi đặt ra có phải tính toán lại diện tích đất mà địa ốc Đại Quanh Minh nhận được trong hợp đồng BT nói trên?

Hơn nữa việc làm con đường trên cũng là để hoàn thành hạng mục giao thông của dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm thì được lợi đầu tiên chính là chủ đầu tư các dự án bất động sản tại đây trong đó có địa ốc Đại Quanh Minh khi đường xá giao thông đồng bộ thuận tiện. 

Trên thực tế không ít các chủ đầu tư các dự án bất động sản không tiếc tiền đầu tư đường, điện, công viên... nhằm thu hút khách hàng và từ đó có thể bán sản phẩm với giá thành cao hơn.

Cơ quan chức năng cần giải đáp công khai, minh bạch về dự án này cho người dân cả nước đặc biệt là những người dân bị thu hồi đất tại Thủ Thiêm. 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...