Con gái “Madame” Nga thôi chức Tổng giám đốc SeABank

Bà Lê Thu Thủy thôi đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc SeABank kể từ ngày 11/7. Bà Thủy sẽ tiếp tục tham gia công tác quản trị tại ngân hàng này với vai trò Phó chủ tịch HĐQT.
Con gái “Madame” Nga thôi chức Tổng giám đốc SeABank

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank (mã chứng khoán: SSB) vừa công bố quyết định của Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc bà Lê Thu Thủy thôi đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc kể từ ngày 11/7 theo đơn từ nhiệm của cá nhân. Dù không còn là Tổng giám đốc, bà Thủy vẫn tiếp tục tham gia công tác quản trị SeABank với vai trò Phó chủ tịch HĐQT.

Thay thế bà Lê Thu Thủy phụ trách việc điều hành là ông Faussier Loic Michel Marc, Phó tổng giám đốc cao cấp của SeABank. Ông được bổ nhiệm làm phó tổng giám đốc phụ trách điều hành hoạt động kể từ ngày 11/7, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động hàng ngày của SeABank ngoại trừ các hoạt động thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ, HĐQT, Ban kiểm soát theo quy định.

Bà Lê Thu Thủy sinh năm 1983, là con gái của doanh nhân Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG, cựu Chủ tịch SeABank và hiện là Phó chủ tịch thường trực HĐQT SeABank. Bà Thủy tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh và cử nhân tài chính ngân hàng tại Đại học George Mason, Mỹ. 

Con gái "Madame" Nga đã có 15 năm gắn bó với SeABank và trải qua nhiều vị trí tại các bộ phận kinh doanh. Đến năm 2018, bà được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc ngân hàng.

Bà Lê Thu Thủy có tỷ lệ sở hữu vốn lớn nhất trong Hội đồng quản trị SeABank, với gần 40 triệu cổ phiếu, tương đương 2,69% vốn. Xét theo giá thị trường, số cổ phiếu này tương đương khoảng 1.268 tỷ đồng.

Chốt quý II, SeABank ghi nhận tổng thu thuần đạt 5.029 tỷ đồng, tăng 157% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận trước thuế đạt 2.806 tỷ đồng, tăng trưởng 180% so với cùng kỳ và hoàn thành 115% kế hoạch 6 tháng đầu năm 2022.

Tính đến hết ngày 30/6/2022, tổng tài sản của ngân hàng này đạt 229.723 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,65% (đầu năm 2022) còn 1,6%.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, SeABank đã phát hành 211,4 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 12,7%) để trả cổ tức và phát hành thêm 109,7 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 6,6%) để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Thông qua 2 đợt phát hành này, vốn điều lệ của SeABank tăng thêm 3.211 tỷ đồng lên mức 19.809 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...