Công bằng cho người yếu thế

Có lẽ cũng không sai khi nói rằng tinh thần của nhiều điểm trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP (có hiệu lực từ thứ hai tuần này) và cả Nghị định 171/2013 mà nó thay thế mang tính nhân bản. Chí ít cũng có t
Công bằng cho người yếu thế

Có lẽ cũng không sai khi nói rằng tinh thần của nhiều điểm trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP (có hiệu lực từ thứ hai tuần này) và cả Nghị định 171/2013 mà nó thay thế mang tính nhân bản.

Chí ít cũng có thể kể ra điều 5 và điều 6 của Nghị định 46 (và cả Nghị định 171) đều quy định phạt tiền người điều khiển ô tô và xe gắn máy khi “chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho người đi bộ và xe lăn của người khuyết tật đang qua đường”.

Điều 6 của Nghị định 46 cũng quy định phạt tiền người điều khiển ô tô và xe gắn máy chạy trên hè phố. Quy định này cũng có thể được xem là nhân văn vì nó gián tiếp bảo vệ sự an toàn cho người đi bộ trên vỉa hè đồng thời ngăn chặn việc làm hư hại công trình công cộng.Nhưng điều gì cũng có nguyên nhân của nó. Sở dĩ xe gắn máy chạy tràn lên vỉa hè một phần là vì lượng xe quá đông; phần khác là vì số xe hơi ngày càng nhiều và ngày càng lấn vào phần đường vốn dành cho xe gắn máy.Trước kia, diện tích đường thường được chia thành hai phần bằng nhau, một cho xe hơi và một cho xe gắn máy. Ngày nay, nhiều con đường - như đường Pasteur ở quận 1 chẳng hạn - hai phần rộng nhất dành cho xe hơi và một phần nhỏ còn lại cho xe gắn máy. Vậy mà giờ cao điểm xe hơi không chỉ chạy hàng hai mà còn chạy cả hàng ba lấn luôn vào làn đường xe gắn máy khiến người đi xe hai bánh không còn chỗ để đi đành chạy luôn... lên lề. Như vậy, ở đây ngoài lỗi chính của người đi xe gắn máy, không thể không kể đến nguyên nhân người lái xe hơi lấn hết cả con đường.Chuyện người đi xe hơi lấn vào làn đường xe gắn máy xảy ra ngày càng phổ biến và không chỉ xảy ra vào giờ cao điểm. Ở một số con đường, nhất là các giao lộ, tình trạng này xảy ra thường xuyên.Trước đây, xe hơi lấn tuyến ít xảy ra ở các giao lộ vì ở đó cảnh sát giao thông sẽ phạt ngay người vi phạm. Nhưng hiện nay, dường như các anh công an không còn thổi phạt lỗi này nữa. Có lần người viết đã hỏi một cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ xe hơi có được phép chạy lấn vào làn xe gắn máy hay không thì nhận được câu trả lời như sau: xe đông thì được phép. Có lẽ câu trả lời này cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng xe hơi lấn tuyến, lấn đường tràn lan như hiện nay.Đây có lẽ là một cách “vận dụng” một điều khoản của pháp luật cho một tình huống đặc biệt, nhưng đã phát triển thành một tiền lệ mặc nhiên khiến người đi xe hơi không còn sợ bị phạt nữa và cứ ngang nhiên lấn đường. Hệ quả là người đi xe gắn máy không còn được bảo vệ trên phần đường dành riêng cho mình. Tránh voi chẳng xấu mặt nào, xe gắn máy mà đấu xe hơi thì không vào nhà thương cũng vào nghĩa địa. Phải tìm lối đi khác, vậy là... leo lề.Như vậy, xe hơi lấn đường xe gắn máy, rồi xe gắn máy leo lề lấn người đi bộ. Người đi bộ yếu thế nhất (nếu tai nạn xảy ra) không lấn được ai đành phải chịu trận.Trở lại với Nghị định 171/2013. Nghị định này quy định phạt tiền từ 100.000-200.000 đồng cho hành vi người điều khiển ô tô và xe gắn máy khi chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho người đi bộ và xe lăn của người khuyết tật. Nghị định 46/2016 giữ nguyên mức phạt này. Nhưng thử hỏi đã ba năm nay kể từ khi Nghị định 171 có hiệu lực, có bao nhiêu trường hợp đã bị xử phạt theo điều khoản này? Lẽ ra người yếu thế đã được bảo vệ tốt hơn nếu như các cơ quan bảo vệ pháp luật nghiêm khắc hơn.Tương tự, không thể xem chuyện xe gắn máy leo lề và ô tô lấn đường là điều mặc nhiên ở mọi lúc, mọi nơi. Những chuyện vi phạm như thế không chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng kẹt xe hiện nay mà còn là thách thức xảy ra hàng ngày đối với những quy định của pháp luật vẫn còn hiệu lực sờ sờ ra đó.Trong chuyện này, cảnh sát giao thông không thể thoái thác trách nhiệm của mình.

Có thể bạn quan tâm