Công nghiệp hỗ trợ chập chững đến bao giờ?

Sau nhiều năm có chủ trương phát triển công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp Việt tham gia lĩnh vực này vẫn chỉ dừng lại ở “rìa ngoài”, chưa đủ lực tham gia sâu các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Công nghiệp hỗ trợ chập chững đến bao giờ?

 Theo các chuyên gia, đã có hàng loạt chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp (DN) trong ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) nhưng chủ yếu tập trung vào trợ giúp hành chính, trong khi DN cần được ưu đãi thuế, trợ giúp chuyển giao công nghệ…

 Hỗ trợ sai nhu cầu Tại hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu “Thúc đẩy phát triển CNHT Việt Nam” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương và Viện Nghiên cứu Mitsubishi (MRI - Nhật) tổ chức mới đây, TS Yoichi Sakurada, chuyên gia của MRI, thẳng thắn chỉ ra thực tế là các trung tâm hỗ trợ DN nhỏ và vừa của Việt Nam hiện chỉ tập trung hỗ trợ hành chính, chứ không tư vấn về công nghệ, kỹ thuật như ở Nhật. Do đó, việc hỗ trợ không đáp ứng nhu cầu của DN dẫn đến lãng phí rất lớn về tài chính và nhân lực.

Kết quả, sau 20 năm, ngành CNHT của Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở mức độ “chập chững”, DN chưa đủ lực để tham gia vào  chuỗi cung ứng toàn cầu. Giám đốc một DN chuyên sản xuất bao bì cung cấp cho một số tập đoàn nước ngoài tại Việt Nam cho biết vừa nâng công suất nhà máy lên gấp đôi để đáp ứng nhu cầu của đối tác nhưng bằng vốn tự có. Ông chưa nhận được hỗ trợ nào từ chính sách ưu đãi vốn, lãi suất dành cho DN làm CNHT.

Lãnh đạo một DN sản xuất giấy công nghiệp thừa nhận thời điểm Samsung đầu tư nhà máy sản xuất sản phẩm điện tử gia dụng, điện lạnh trị giá hơn 1,4 tỉ USD ở TP HCM, ông cũng tìm hiểu để trở thành nhà cung cấp phụ trợ cho tập đoàn này nhưng phải bỏ cuộc.

“Muốn trở thành nhà cung cấp bao bì cho Samsung, tôi phải đầu tư thêm dây chuyền, thậm chí xây nhà máy mới với công suất đủ lớn để có giá thành cạnh tranh. Điều này không đơn giản với một DN quy mô vừa vì thiếu vốn, trong khi việc tiếp cận vốn ưu đãi từ các chính sách hỗ trợ của nhà nước là quá khó” - vị lãnh đạo này phân tích. 

Mới giúp doanh nghiệp kết nối! 

Gần đây, TP HCM có nhiều nỗ lực trong việc hỗ trợ CNHT nhưng mới chỉ có 3/50 DN được vay vốn theo Quyết định 50 của TP về kích cầu đầu tư. Bà Lê Nguyễn Duy Oanh, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển CNHT TP HCM, cho biết đang đánh giá, rà soát lại kết quả gần một năm triển khai Quyết định 50 và bổ sung một số đối tượng DN vào diện hưởng ưu đãi vốn.

Cung ứng sản phẩm phụ trợ cho các tập đoàn lớn, DN phải đáp ứng về chất lượng sản phẩm, giá cả và quản trị. Vì thế, DN rất cần vốn ưu đãi để đầu tư thiết bị và nhà xưởng. Ngoài ra, TP cũng tích cực trong việc giúp DN ngành CNHT kết nối với những tập đoàn nước ngoài để tiếp cận công nghệ, quản trị… “Chúng tôi biết DN cần vốn, công nghệ và thị trường, trong khi trung tâm chưa có điền kiện hỗ trợ trực tiếp nên chỉ có thể kết nối giữa DN có nhu cầu với DN cung ứng dịch vụ, công nghệ” - bà Oanh nói.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hội DN cao su nhựa TP HCM, cho biết vướng mắc lớn nhất của DN khi tiếp cận chương trình hỗ trợ vốn của TP là phải có tài sản thế chấp và vốn đối ứng, trong khi đây là hạn chế của hầu hết DN.

Giám sát cam kết của DN FDI Theo một chuyên gia, để xây dựng ngành CNHT tại Việt Nam, cần có bộ phận của nhà nước chuyên trách thúc đẩy, giám sát quá trình thực hiện các cam kết của DN FDI trong việc hỗ trợ DN nội địa tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu, kể cả chuyển giao công nghệ. Lâu nay, các cam kết phát triển CNHT của DN FDI khi đầu tư vào Việt Nam là có nhưng không có bộ phận giám sát quá trình này nên hiệu quả không cao.T.Phương

Theo Thái Phương- Thanh Nhân/Người Lao động

Có thể bạn quan tâm

Văn hoá cà phê thời đại mới

Văn hoá cà phê thời đại mới

Giữa nhịp sống hối hả của Tokyo, New York hay Sài Gòn, các quán cà phê nay không chỉ là nơi phục vụ đồ uống, mà còn trở thành chốn dừng chân quen thuộc để khách hàng tìm kiếm sự thư giãn, không gian làm việc sáng tạo và điểm hẹn kết nối...

Khám phá câu chuyện văn hóa, “thưởng” trọn cảm xúc qua ly cà phê Việt

Khám phá câu chuyện văn hóa, “thưởng” trọn cảm xúc qua ly cà phê Việt

Giữa nhịp sống hối hả, tách cà phê không đơn thuần chỉ là một thức uống khơi gợi giác quan, mà việc lựa chọn một quán cà phê để thưởng thức đã trở thành một hành động mang đậm dấu ấn cá nhân và xu hướng trải nghiệm của mỗi khách hàng, đặc biệt là với những người trẻ…

Vàng tiếp tục giảm nhẹ, một lượng còn 120 triệu đồng

Vàng tiếp tục giảm nhẹ, một lượng còn 120 triệu đồng

Giá vàng miếng SJC giảm thêm 500.000 đồng về mức 118 - 120 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính ký công điện số 64 ngày 13/5/2025 về triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng...

Thị trường vàng hạ nhiệt

Thị trường vàng hạ nhiệt

Giá vàng thế giới giảm mạnh trước những thông tin tích cực từ đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như căng thẳng địa chính trị giữa các nước lắng xuống, kéo theo sự sụt giảm của giá vàng trong nước...