Công tác thu hồi nợ từ chương trình vay vốn đóng tàu gặp khó khăn

Chương trình cho vay đóng mới và nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản đã triển khai được 4 năm nhưng nhiều chủ tàu đang rơi vào tình trạng chậm trả nợ, trả nợ khô
Công tác thu hồi nợ từ chương trình vay vốn đóng tàu gặp khó khăn

Việc cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP đã đáp ứng được nhu cầu phát triển thủy sản trong cả nước và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo và đã đạt được nhiều kết quả nhất định.

Tuy nhiên, tình trạng nợ xấu trong vay vốn đóng mới và cải hoán tàu cá theo Nghị định 67 tại nhiều tỉnh gia tăng nhanh trong thời gian vừa qua.

Có thể lấy ví dụ tại Phú Yên, tính đến nay, các ngân hàng thương mại đã ký 24 hợp đồng tín dụng theo Nghị định 67 để đóng mới 19 tàu cá và nâng cấp 5 tàu với số tiền cam kết gần 281,7 tỷ đồng. Trong số này, các ngân hàng đã giải ngân gần 281 tỷ đồng, thu nợ được hơn 13,7 tỷ đồng, còn dư nợ hơn 267 tỷ đồng; trong đó, nợ xấu gần 123 tỷ đồng, chiếm đến 46% tổng dư nợ.

Hay như báo cáo của tỉnh Nghệ An về một số chính sách phát triển thủy sản của Chính phủ, các ngân hàng tại địa bàn tỉnh đã cho ngư dân vay 774 tỷ đồng đóng mới 104 tàu cá (90 tàu vỏ gỗ, 9 tàu vỏ sắt, 5 tàu vỏ composite). Tính đến thời điểm hiện tại có 81 tàu đã đến thời hạn trả nợ ngân hàng, trong đó có 37 chủ tàu vay vốn tại 7 Chi nhánh ngân hàng không trả được nợ khi đến hạn, nợ xấu lên đến 156 tỷ đồng.

Công tác thu hồi nợ cũng đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Hiệu quả công tác phối hợp thu hồi nợ chưa cao; khó khăn trong việc áp dụng chế tài xử lý đối với các trường hợp chủ tàu chây ì, không hợp tác trả nợ; thời gian xử lý bồi thường bảo hiểm đối với trường hợp gặp sự cố trong phạm vi bảo hiểm kéo dài.

Về nguyên nhân, ngoài tâm lý chây ỳ của một số chủ tàu cá, thực tế cho thấy, những tàu cá có công suất lớn được đóng mới theo Nghị định 67 chủ yếu là tàu sắt, chi phí cho mỗi chuyến biển khá cao, lên đến 300 triệu đồng. Giá dầu tăng liên tục trong những tháng đầu năm 2019, khiến chi phí mỗi chuyến biển tăng đến 30%, ngư dân thêm gánh nặng. Đó là chưa kể chi phí tu sửa, đầu tư ngư cụ cho tàu trên 800CV mỗi năm từ vài trăm triệu đồng.

Chi phí cao, lãi thấp nên nhiều chủ tàu không có khả năng trả nợ và rơi vào nhóm nợ xấu. Hiện ngư dân đang kiến nghị các ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ phù hợp. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là giải pháp tạm thời, bởi trong điều kiện chi phí tăng cao, nguồn lợi thuỷ sản suy giảm, sản lượng đánh bắt thấp thì ngư dân vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, trước mắt là nợ xấu còn tăng.

Theo nhận định của lãnh đạo NHNN một tỉnh nằm trong chương trình này, nợ vay đóng tàu theo Nghị định 67 (gọi tắt là tàu 67) nếu không kiên quyết xử lý sẽ tạo tiền lệ xấu cho các chủ tàu khác và ảnh hưởng xấu đến cả chủ trương lớn của Chính phủ. Theo quy định, khi khách hàng vay đóng tàu 67 mà bị tính nợ quá hạn sẽ không được hỗ trợ lãi suất theo quy định. Điều này tiếp tục gây khó khăn cho chính ngư dân và các tổ chức tín dụng.

>> Tổng rà soát, kiểm tra chất lượng tàu cá đóng theo Nghị định 67

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...