Công ty bán hàng đa cấp Thăng Long chính thức bị rút giấy phép

Theo nguồn tin từ Bộ Công Thương chiều nay (6/9), Công ty TNHH Nhượng quyền thương mại Thăng Long- một công ty bán hàng đa cấp (BHĐC) thuộc Thăng Long Group, có tới gần 4 vạn người tham gia mạng lưới
Công ty bán hàng đa cấp Thăng Long chính thức bị rút giấy phép
Theo nguồn tin từ Bộ Công Thương chiều nay (6/9), Công ty TNHH Nhượng quyền thương mại Thăng Long- một công ty bán hàng đa cấp (BHĐC) thuộc Thăng Long Group, có tới gần 4 vạn người tham gia mạng lưới đã bị Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) thuộc Bộ này chính thức rút giấy phép.

Việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động BHĐC với công ty Thăng Long được căn cứ quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 14 Nghị định 42/2014/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (BHĐC), sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành, ngày 5/9 năm 2016, Cục trưởng Cục QLCT đã ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp số 011/QLCT-GCN ngày 26/12/2014 của Công ty TNHH Nhượng quyền thương mại Thăng Long có địa chỉ trụ sở chính: M2-12, ô số 3 khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội."Việc thu hồi Giấy chứng nhận của các doanh nghiệp BHĐC không giải phóng doanh nghiệp này khỏi các nghĩa vụ của mình trước pháp luật, trong đó có nghĩa vụ bảo đảm quyền lợi chính đáng của các nhà phân phối và người tham gia BHĐC trong mạng lưới BHĐC của doanh nghiệp", Cục QCLT nêu rõ.Trả lời Dân trí về việc, Công ty Thăng Long có hàng vạn người đã bỏ tiền đầu tư, tham gia mạng lưới, làm thế nào để đảm bảo quyền lợi cho những người này sau khi công ty Thăng Long bị rút giấy phép, đại diện Cục QLCT cho biết, các nhà phân phối và người tham gia BHĐC có thể và nên tiến hành các bước theo hướng dẫn sau: http://www.vca.gov.vn/chitiettintuc.aspx?ID=3214&CateID=421.

Công ty bán hàng đa cấp Thăng Long chính thức bị rút giấy phép ảnh 1

Lượng người tham gia mạng lưới BHĐC của Công ty Thăng Long rất lớn, có thời điểm lên tới gần 4 vạn người

Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, ngày 2/8, Công ty TNHH Nhượng quyền Thương mại Thăng Long đã bị Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT), Bộ Công Thương phạt 460 triệu đồng do hàng loạt vi phạm trong hoạt động BHĐC. Các hành vi được cho là vi phạm như: Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động BHĐC khi có thay đổi, bổ sung liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động BHĐC.Công ty này cũng thực hiện ký hợp đồng tham gia BHĐC với cá nhân không đủ điều kiện tham gia BHĐC theo quy định của pháp luật; Duy trì nhiều hơn một hợp đồng BHĐC đối với cùng một người tham gia BHĐC, không thực hiện nghĩa vụ thông báo đến Sở Công Thương nơi tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo theo quy định của pháp luật, vi phạm quy định tại Điều 18 Nghị định 42/2014/NĐ-CPMột trong những lỗi nghiêm trọng khác nữa của Công ty Thăng Long là đã đưa thông tin sai lệch, gây nhầm lẫn cho khách hàng về công dụng của hàng hoá như các sản phẩm: Nutrion 1,2,3, thực phẩm giải rượu MV... và cản trở người tham gia BHĐC trả lại hàng hóa.Công ty BHĐC Thăng Long đã có nhiều biểu hiện lừa đảo, dụ dỗ người dân tham gia mạng lưới. Trong một lễ phát thưởng, số tiền thưởng có một cá nhân trên 2,2 tỷ đồng, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Thăng Long Group nói:Mọi thứ trên đời đều có sẵn, vấn đề là lấy nó bằng cách nào.

Công ty bán hàng đa cấp Thăng Long chính thức bị rút giấy phép ảnh 2

Nguyên đại biểu Quốc hội Cao Sĩ Kiêm xuất hiện trong một sự kiên của Thăng Long Group

Trong nhiều đơn thư gửi tới Dân trí, nhiều người dân đã tham gia mạng lưới của Công ty này cho biết họ đã bị lưà đảo, mất tiền và tài sản khi tham gia BHĐc cho Thăng Long group."Nhóm chúng tôi có 6 người tham gia vì tin vào những điều Công ty này dụ dỗ, nói sai sự thật, nhiều người tan cửa nát nhà, vợ ly dị chồng. Như cậu Nguyễn Văn Thế ở Tân Yên-Bắc Giang, cắm sổ đỏ thế chấp để lấy tiền tham gia BHĐC cho công ty này, nay không đòi được tiền, vợ đã ly dị. Hay cô Thuỷ (Tây Hồ-Hà Nội), lấy tiền gia đình để tham gia mạng lưới, không đòi được trong khi bố đang ốm bại liệt nên gia đình cũng từ bỏ. Chúng tôi đang vô vọng vì không đòi được Công ty Thăng Long bồi thường, trả lại tiền đầu tư cho chúng tôi", ông Nguyễn Mạnh Quân, một người tham gia mạng lưới của Công ty Thăng Long trao đổi với Dân trí.Theo nhóm những khách hàng tham gia mạng lưới của Công ty Thăng Long, nhóm này đã dụ dỗ được số người tham gia lên tới hàng chục ngàn người và thu về ít nhất trên 1400 tỷ đồng bằng các chương trình bán hàng, trả thưởng theo mô hình kim tự tháp, cam kết thời gian thanh toán trong vòng 1 năm...với các chương trình bán hàng như "Thăng Long năm pháo hoa". Trong khi đó, số tiền mà họ được thu về, được thưởng rất thấp, không như tuyên bố của Công ty Thăng Long.Cục QLCT cũng đã làm rõ công ty này thường xuyên tổ chức những buổi phát thường có quy mô rất lớn, lên tới cả ngàn người tham gia với mức thưởng được công bố rất lớn, có mức thưởng trong 1 tháng cho 1 cá nhân mà lên đến trên 1 tỷ đồng hoặc trên 2 tỷ đồng. NhưngTại cuộc làm việc với đoàn kiểm tra của Cục QLCT ngày 28/9/2015, TL Group thừa nhận trong lễ phát thưởng tháng 6/2015, Công ty này đã "cung cấp thông tin sai lệch về thu nhập của người tham gia".Đây là Công ty kinh doanh BHĐC thứ 2 trong tổng số 7 Công ty BHĐC mà Cục QLCT thanh tra trong đợt này bị rút giấy phép.

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…