Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh: Nợ phải trả luôn "áp đảo" tổng tài sản

Việc công an tỉnh Quảng Ninh thực hiện lệnh bắt khẩn cấp ông Lê Duy Hạnh - Chủ tịch Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh (MCK: QTP) khiến giới kinh doanh đặt vấn đề về sức khoẻ của doanh nghiệp này.
Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh: Nợ phải trả luôn "áp đảo" tổng tài sản

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh được thành lập vào năm 2002 với các cổ đông sáng lập gồm Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Than – Khoáng Sản Việt Nam (TKV), Tổng Công ty Cơ khí Xây Dựng (COMA), Tổng Công ty Xuất Nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (VINACONEX) và Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA).

Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, quản lý vận hành nhà máy nhiệt điện, sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng. QTP hiện đang quản lý vận hành 04 tổ máy phát điện thuộc Dự án Nhiệt điện Quảng Ninh 1 và Dự án Nhiệt điện Quảng Ninh 2 với tổng công suất 1.200MW. Ngoài ra, Công ty còn tham gia bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng, sản xuất bê tông, vôi và thạch cao, và xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.

Hiện, công ty này đang thuộc sự sở hữu của công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) chiếm 42%, công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) với 16,4%; Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) với 11,4%; công ty CP Cơ điện lạnh (REE) với 9,4% và Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) với 1,2%.

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ Quý IV/2018, tổng tài sản của công ty này giảm hơn 1.600 tỷ đồng, từ hơn 14.000 tỷ xuống còn gần 12.400 tỷ đồng. Đây vốn là xu hướng diễn ra từ năm 2015, lần lượt thể hiện ở mức giảm từ hơn 17.000 tỷ (năm 2015) xuống gần 15.500 tỷ (năm 2016) và 14.048 tỷ đồng (năm 2017).

"Điều đáng nói, nợ phải trả của Nhiệt điện Quảng Ninh trong Quý IV/2018 là 8.269 tỷ đồng chiếm 67% tổng tài sản. Tỷ lệ này cũng luôn được "duy trì" từ năm 2015 cho đến nay. Năm 2017, nợ phải trả của QTP chiếm 73% tổng tài sản, năm 2016 là 81% và năm 2015 là 87%.

Liên quan đến tình hình kinh doanh Quý III/2018, QTP đã phải có văn bản giải trình Kết quả sản xuất kinh doanh Quý III/2018 về nguyên nhân lợi nhuận sau thuế Quý III/2018 giảm 594,7 tỷ đồng (thay đổi hơn 10%) so với quý III/2017 và đặc biệt là nguyên nhân khiến lợi nhuận sau thuế Quý III/2018 bị lỗ 311,4 tỷ đồng.

Theo QTP, có nhiều nguyên nhân khiến lợi nhuận sau thuế giảm sút. Cụ thể, do sản lượng điện hợp đồng Qc Quý III giao thấp làm cho doanh thu thấp, không thể bù đắp cho các khoản chi phí cố định.

Bên cạnh đó, do yếu tố thời tiết (Quý III là mùa mưa), yếu tố giá thị trường thấp, đồng thời là việc thực hiện đại tu tổ máy số 2 nên sản lượng điện phát và sản lượng điện giao nhận quý III chỉ bằng 60% so với Quý II cùng năm.

Ngoài ra, do sự biến động về tỷ giá VNĐ/USDcũng khiến chi phí đánh giá lại chênh lệch tỷ giá Quý III/2018 tăng cao. Chi phí chênh lệch tỷ giá lên đến 144,7 tỷ đồng.

Không chỉ có những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh. Ngay ngày 1/2/2019, QTP đã phải có công văn công bố kết luận thanh tra thuế. 

Cục thuế tinh Quảng Ninh đã tiến hành truy thu, phạt vi phạm hành chính tổng số tiền là hơn 100 triệu đồng với QTP. Trong đó, truy thu thuế GTGT là hơn 44 triệu đồng; xử phạt vi phạm hành chính về thuế gần 9 triệu đồng, tiền nộp chậm là hơn 10 triệu đồng và đặc biệt là xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn là 35 triệu đồng. 

Liên quan đến nguyên nhân bắt khẩn cấp ông Lê Duy Hạnh, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, việc gửi giấy triệu tập ông Hạnh lên làm việc về hành vi làm giả nhiều loại giấy tờ. Tuy nhiên, những loại giấy tờ làm giả có liên quan đến hoạt động của công ty hay không vẫn đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ.

Ông Lê Duy Hạnh (sinh năm 1963), làm việc tại Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh từ năm 2014 trên cương vị Tổng giám đốc. Từ năm 2018 đến trước khi bị bắt, ông Lê Duy Hạnh được bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh. 

 >> Bắt khẩn cấp Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...