Cục dự trữ liên bang Mỹ có thể tăng lãi suất trong tháng 11

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 12/10 đã công bố nội dung biên bản cuộc họp thường kỳ tháng Chín của cục này, theo đó quyết định không tăng lãi suất cơ bản chỉ được các chuyên gia hoạch định chính
Cục dự trữ liên bang Mỹ có thể tăng lãi suất trong tháng 11

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 12/10 đã công bố nội dung biên bản cuộc họp thường kỳ tháng Chín của cục này, theo đó quyết định không tăng lãi suất cơ bản chỉ được các chuyên gia hoạch định chính sách đưa ra vào phút chót.Động thái này càng củng cố thêm quan điểm cho rằng Fed có thể sẽ nâng lãi suất trong tháng 11 tới.Thông cáo của Fed cho biết tại cuộc họp thường kỳ diễn ra từ ngày 20-21/9 vừa qua, nhiều thành viên Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của Fed, tin rằng việc “sớm tăng” lãi suất là điều hợp lý.Kể từ sau khi tăng lãi suất lần đầu tiên trong vòng gần một thập kỷ vào ngày 16/12/2015, tới nay Fed vẫn giữ nguyên biên độ lãi suất ở mức khá thấp ở mức 0,25-0,5% nhằm tránh gây ảnh hưởng tới quá trình phục hồi kinh tế vốn đã mong manh.Tuy nhiên, nội dung biên bản cuộc họp mới nhất cho thấy nhiều chuyên gia FOMC ủng hộ quan điểm tăng lãi suất tại cuộc họp cuối cùng trong năm 2016 sẽ diễn ra vào tháng11 tới nhằm ngăn chặn nguy cơ lạm phát giảm sâu hơn nữa so với ngưỡng mục tiêu 2%.Một số thành viên FOMC bảo lưu quan điểm muốn chứng kiến thêm các tín hiệu kinh tế khởi sắc, song nhiều chuyên gia cho rằng “nếu tăng trưởng kinh tế duy trì được mức mong đợi của Fed, thì việc sớm nâng lãi suất để góp phần tăng ngân sách liên bang là quyết định hợp lý.”Nhóm quan chức ủng hộ tăng lãi suất lập luận rằng nền kinh tế Mỹ đang phục hồi ổn định và tăng trưởng việc làm tiếp tục ấn tượng, đồng thời cảnh báo việc trì hoãn tăng lãi suất có thể dẫn tới tình trạng Fed “đột ngột nâng lãi suất” trong tương lai và điều này sẽ tạo ra một cú sốc không mong muốn đối với nền kinh tế.Tuy nhiên, hơn 50% số chuyên gia tham dự cuộc họp kết luận thị trường lao động Mỹ vẫn ảm đạm và áp lực lạm phát vẫn còn khá yếu. Đây là lý do khiến FOMC đi tới quyết định chưa tăng lãi suất trong cuộc họp tháng Chín.Theo số liệu chính thức công bố tuần trước của Bộ Lao động Mỹ, nền kinh tế nước này đã tạo thêm được 156.000 việc làm mới trong tháng 9, dù tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ từ 4,9% lên 5%.Joe Manimbo chuyên gia phân tích thị trường hàng đầu của Western Union, nhận định thông tin mới nói trên là tín hiệu cho thấy ngân hàng này có thể sẽ tăng lãi suất trong tháng 11.Dự kiến, FOMC sẽ nhóm họp phiên cuối cùng trong năm 2016 từ ngày 1-2/11, vài ngày trước khi Mỹ tiến hành cuộc tổng tuyển cử.[button color="" size="" type="3d" target="" link=""]Ai sẽ là những đối tượng bị tác động nhiều nhất từ quyết định của FED?Những người vay mượn nhiều nhất sẽ bị ảnh hưởng nhất. Việc tăng lãi suất cũng sẽ làm đồng đô la Mỹ trở nên mạnh hơn. Nhiều công ty và các nước tại các thị trường mới nổi đã tăng vay nợ bằng đồng đô la Mỹ nhưng thu nhập của họ lại chủ yếu được tính bằng đồng tiền bản địa, do đó việc thanh toán nợ của họ sẽ trở nên đắt đỏ hơn khi đồng đô la Mỹ tăng giá.Việc tăng lãi suất của Mỹ cũng sẽ ảnh hưởng đến cách các nhà đầu tư nhìn nhận rủi ro. Nếu họ có thể kiếm được lợi nhuận hấp dẫn hơn bằng cách đầu tư vào Mỹ, họ có thể tránh xa các khoản đầu tư ở các quốc gia rủi ro hơn.Việc Mỹ tăng lãi suất cũng xảy đến ở một thời điểm tồi tệ đối với nhiều nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là những quốc gia dựa vào xuất khẩu các mặt hàng cơ bản. Giá dầu, kim loại và các mặt hàng nông sản đã giảm mạnh, nên các công ty và chính phủ có thể sẽ phải đối mặt với chi phí vay cao hơn tại một thời điểm khi mà nguồn thu từ khai khoáng và sản phẩm nông nghiệp cũng đang giảm.Và bởi vì các mặt hàng cơ bản thường được định giá bằng đồng đô la Mỹ, việc đồng tiền này tăng giá càng khiến giá các mặt hàng cơ bản này giảm thêm nữa.Về mặt tích cực, đồng đô la Mỹ mạnh hơn có thể là điều tốt cho các nền kinh tế châu Âu và châu Á khi nó đồng nghĩa với việc giá các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ sẽ trở nên rẻ hơn.[/button]

K.L tổng hợp

Có thể bạn quan tâm