Cục Hàng không yêu cầu dừng dịch vụ check-in ưu tiên có thu phí tại sân bay

Ngày 20/7, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản yêu cầu các hãng hàng không tạm dừng triển khai dịch vụ này. Nguyên nhân: Cục này đánh giá việc áp dụng dịch vụ ưu tiên làm thủ tục check-in có thu phí thời điểm này của một số hãng hàng không là chưa hợp lý.
Lượng khách làm thủ tục ở sân bay đông nên một số hãng hàng không đã mở dịch vụ check-in nhanh có thu phí cho hành khách. Ảnh: MH
Lượng khách làm thủ tục ở sân bay đông nên một số hãng hàng không đã mở dịch vụ check-in nhanh có thu phí cho hành khách. Ảnh: MH

Theo Cục Hàng không, việc áp dụng dịch vụ ưu tiên làm thủ tục check-in có thu phí thời điểm này của một số hãng hàng không là chưa hợp lý, gây dư luận không tốt trong xã hội. Nguyên nhân do việc thực hiện dịch vụ ưu tiên check-in có thu phí tại các quầy thủ tục hạng giá vé cao có thể làm giảm chất lượng dịch vụ, ảnh hưởng tới quyền lợi của những hành khách mua vé hạng giá này.

Mặt khác, dịch vụ làm thủ tục check-in thuộc dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất được quy định tại Nghị định 92/2016 của Chính phủ và Thông tư 29/2021 của Bộ Giao thông Vận tải. Trường hợp có sự thay đổi trong quy trình cung cấp dịch vụ hàng không, các hãng hàng không, các công ty cung cấp dịch vụ có trách nhiệm báo cáo Cục Hàng không trước khi triển khai thực hiện.

Vì vậy, Cục Hàng không yêu cầu các hãng bay dừng ngay việc triển khai dịch vụ ưu tiên làm thủ tục check-in nhanh có thu phí. Các cảng vụ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ của các hãng hàng không tại cảng hàng không, sân bay.

Vừa qua, một số hãng hàng không đã triển khai dịch vụ "ưu tiên làm thủ tục nhanh" với giá 100.000 đồng/khách/chặng bay nội địa và 140.000 đồng/khách/chặng bay quốc tế (chưa bao gồm thuế GTGT).

Theo giới thiệu của một số hãng hàng không, với dịch vụ này, hành khách sẽ được ưu tiên làm thủ tục nhanh, không phải chờ đợi lâu, không lo trễ giờ bay tại quầy làm thủ tục; ưu tiên lối đi riêng ra cửa khởi hành cùng khách hàng thương gia, khách VIP…

Dù được nhìn nhận cho khách hàng thêm sự lựa chọn, đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của hành khách, dịch vụ này vẫn gây tranh cãi, bởi nhiều ý kiến cho rằng có sự phân biệt, tạo sự bất bình đẳng với các hành khách khác.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.