Cuộc đua doanh số chip AI giữa Nvidia, AMD và Intel

Nhiều công ty công nghệ lớn đã báo cáo doanh thu kỷ lục trong thu nhập quý 2, trong đó doanh số AI đóng góp một phần không nhỏ. Cùng so sánh doanh số bán chip AI của 3 “ông lớn” Nvidia, AMD và Intel…

Cuộc-đua-doanh-số-chip-AI.jpg

Mặc dù các công ty không báo cáo doanh thu cụ thể cho bộ phận chip AI nhưng họ đều chia sẻ doanh thu cho phân khúc Trung tâm dữ liệu của. Thông tin trong Infographic trên trích dẫn dữ liệu từ báo cáo thu nhập của mỗi công ty.

Phân khúc Trung tâm dữ liệu bao gồm các chip như Bộ xử lý trung tâm (CPU), Bộ xử lý dữ liệu (DPU) và Bộ xử lý đồ họa (GPU). Loại thứ hai được ưu tiên cho AI vì chúng có thể thực hiện nhiều tác vụ đơn giản đồng thời và hiệu quả.

Khi nhiều mô hình AI được phát triển hơn, cơ sở hạ tầng hỗ trợ chúng sẽ là cơ hội mang lại doanh thu khổng lồ cho các nhà sản xuất. Ví dụ, ChatGPT được cho là chạy trên 10.000 chip Nvidia A100, có tổng mức giá lên đến 100 triệu USD.

Doanh thu từ Trung tâm dữ liệu của Nvidia đã tăng gấp bốn lần trong hai năm qua và ước tính công ty chiếm hơn 70% thị phần chip AI.

Nvidia đã đạt được sự thống trị nhờ sớm nhận ra xu hướng AI, trở thành doanh nghiệp hàng đầu chuyên cung cấp chip, phần mềm và quyền truy cập vào các máy tính chuyên dụng. Sau khi đạt mức vốn hóa thị trường 1 nghìn tỷ USD vào đầu năm 2023, cổ phiếu Nvidia liên tục ghi nhận những cột mốc ấn tượng.

Nếu so sánh, AMD rõ ràng có mức tăng trưởng chậm hơn và doanh thu ít hơn. Chip MI250 của công ty được cho là nhanh gần bằng 80% chip A100 của Nvidia.

AMD gần đây đã tập trung hơn vào AI, công bố chip MI300X mới có bộ nhớ 192GB, cao hơn so với 141GB mà GH200 mới của Nvidia cung cấp. Nhiều bộ nhớ hơn sẽ giảm số lượng GPU cần thiết và có thể khiến AMD trở thành đối thủ mạnh trong lĩnh vực này.

Ngược lại, Intel chứng kiến doanh thu sụt giảm và hầu như không có thị phần trong lĩnh vực chip AI. Công ty được biết đến nhiều hơn với CPU truyền thống và tham vọng thâm nhập vào lĩnh vực AI của công ty đã gặp nhiều trở ngại. Bộ xử lý Sapphire Rapids của công ty đã đối mặt với sự chậm trễ trong nhiều năm do thiết kế phức tạp và trục trặc sản xuất.

Có thể bạn quan tâm

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, mạng 5G đang mở ra một cuộc cách mạng mới trong việc kết nối và trải nghiệm Internet, mang đến tốc độ nhanh hơn và dung lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với 4G…