Đã có nhà đầu tư nước ngoài tổ chức tham gia thị trường phái sinh

Trong tháng 4, lần đầu tiên kể từ khi thị trường chứng khoán phái sinh đưa vào vận hành, trong tháng tư đã xuất hiện giao dịch của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài với tổng số 189 hợp đồng đư
Đã có nhà đầu tư nước ngoài tổ chức tham gia thị trường phái sinh

Số liệu tổng kết của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, trong tháng 4/2018, chỉ số thị trường chứng khoán cơ sở biến động mạnh khiến giá các hợp đồng tương lai trên thị trường CKPS cũng biến động theo. Các hợp đồng tương lai kỳ hạn ngắn có tính thanh khoản cao, giá của hợp đồng tương lai biến động đồng đều so với chỉ số chứng khoán cơ sở VN30.

Đặc biệt, khi VN30-Index sụt giảm hơn 100 điểm trong vòng 2 tuần cuối tháng, thì trên thị trường chứng khoán phái sinh khối lượng giao dịch tăng và liên tục đạt kỷ lục mới.

Khối lượng giao dịch cao nhất vào ngày 27/4 với 63.706 hợp đồng và giá trị giao dịch danh nghĩa đạt hơn 6.521 tỷ đồng, tương ứng cùng gấp khoảng 1,6 lần so với kỷ lục lập được trong các tháng trước đó.

Tổng khối lượng hợp đồng giao dịch trong tháng là 563.500 hợp đồng, tương ứng giá trị giao dịch theo mệnh giá đạt hơn 61.884 tỷ đồng, tăng lần lượt khoảng 8,5% và 6,5% so với tháng trước.

Tính bình quân, khối lượng giao dịch đạt 29.658 hợp đồng/phiên, giá trị giao dịch theo quy mô danh nghĩa đạt 3.257 tỷ đồng/phiên, tăng lần lượt khoảng 25,5% và 23% so với tháng trước. Khối lượng mở OI toàn thị trường duy trì ổn định trong suốt tháng và đạt 8.315 hợp đồng tại ngày 27/4, giảm hơn 11% so với tháng 3.

Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh được mở tiếp tục tăng 9,63% so với tháng trước, đạt 27.486 tài khoản. Hoạt động giao dịch vẫn tập trung chủ yếu ở các nhà đầu tư cá nhân trong nước (98,31%). Sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức trong nước vẫn rất khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 0,43% khối lượng giao dịch toàn thị trường. Hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán tăng so với tháng 3, chiếm 1,09% khối lượng giao dịch.

Khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 4 giảm so với tháng 3, đạt 1.957 hợp đồng, chiếm 0,17% khối lượng giao dịch toàn thị trường. Tuy nhiên, lần đầu tiên đã xuất hiện giao dịch của tổ chức nước ngoài trên thị trường chứng khoán phái sinh với 189 hợp đồng được giao dịch.

>> Tháng 4, lượng cổ phần đấu giá giảm 77%

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...