Đại biểu Quốc hội: "Grab mua lại Uber ảnh hưởng cạnh tranh, người tiêu dùng và tài xế"

Thảo luận tại nghị trường về dự Luật Cạnh tranh chiều 24/5, đại biểu Quốc hội Phạm Quang Thanh bày tỏ lo ngại thương vụ Grab mua lại Uber ảnh hưởng lớn đến môi trường cạnh tranh và đặc biệt là quyền l
Đại biểu Quốc hội: "Grab mua lại Uber ảnh hưởng cạnh tranh, người tiêu dùng và tài xế"

Vụ Grab mua lại Uber ảnh hưởng cạnh tranh

"Đây là vụ việc điển hình mua bán sáp nhập, tập trung kinh tế thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cạnh tranh thị trường trong nước", đại biểu Phạm Quang Thanh nói.

Ông Thanh cho rằng, nếu không có cơ sở pháp lý để xử lý, những hành vi tương tự sẽ xảy ra trong tương lai. Cơ quan chức năng khó có thể can thiệp để đảm bảo môi trường cạnh tranh quốc gia lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh công nghiệp 4.0 lan rộng.

Do đó, theo đại biểu Thanh, qua vụ Grab mua Uber cần mở rộng phạm vi điều chỉnh luật đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài trong Luật Cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng.

"Nhiều thương vụ tập trung kinh tế dù diễn ra bên ngoài lãnh thổ vẫn ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam. Nhiều quốc gia đã ghi nhận thẩm quyền này dù chế tài xử lý tương đối khó. Nếu không có quy định mở rộng phạm vi thì khó có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nhiều doanh nghiệp không cần hiện diện thương mại tại Việt Nam nhưng vẫn gây ảnh hưởng tại Việt Nam", ông Thanh nhấn mạnh.

Liên quan tới nội dung này, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi) lần này đã có chỉnh sửa, điều chỉnh trên cơ sở tiếp thu toàn diện các ý kiến góp ý. Theo đó, phạm vi điều chỉnh của luật lần này mở rộng ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, với các hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế có thể gây tác động và có khả năng gây tác động đến cạnh tranh của thị trường Việt Nam.

Dự luật cũng đưa ra điều khoản cho phép Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thực thi các nhiệm vụ thông qua khuôn khổ hợp tác quốc tế, các diễn đàn quốc tế như ASEAN, APEC, ASEM…

"Điều này cho phép chúng ta có thể phục vụ và đảm bảo được môi trường cạnh tranh hiệu quả hơn cho cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đặt trên thị trường Việt Nam, nhưng chịu sự tác động về những hành vi phản cạnh tranh hoặc hạn chế cạnh tranh từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Chúng ta cũng sẽ tạo được hành lang pháp lý để điều tra, xử lý toàn diện mọi hành vi cạnh tranh dù xảy ra từ đâu", ông Trần Tuấn Anh nói.

Thêm cơ chế "chặn" độc quyền

Trước đó, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cũng cho biết, Dự luật là đã mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ Việt Nam, có nghĩa ngay cả những doanh nghiệp nước ngoài không có trụ sở ở Việt Nam mà có hành vi cạnh tranh không lành mạnh vẫn bị xử lý nếu hành vi đó có tác động đáng kể tới thị trường trong nước.

Đáng lưu ý, theo Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, điểm mới trong dự luật sửa đổi là không quy định cụ thể về thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tập trung kinh tế như trước. Ngưỡng thị phần sẽ do Chính phủ quy định và có thể thay đổi cho phù hợp với sự phát triển kinh tế từng thời kỳ.

Dự luật dành riêng một chương quy định chi tiết về việc lạm dụng vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền trên thị trường. Một doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh nếu chiếm 30% thị phần; với nhóm 2 doanh nghiệp, thị phần vượt trên 50%, 3 doanh nghiệp chiếm 65% thị phần hoặc 4 doanh nghiệp chiếm 75% thị phần.

"Các nhóm này nếu bắt tay với nhau gây ra những hành động cản trở doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc kiểm soát cung cầu, giá cả trên thị trường đều bị xử lý", báo cáo cho biết.

Theo đánh giá của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và sức mạnh thị trường có thể mua lại hoặc kết hợp với bất kỳ doanh nghiệp nào khác để trở thành thống lĩnh hoặc độc quyền trên thị trường, dẫn đến nguy cơ gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường.

Nếu ngưỡng thông báo tập trung kinh tế chỉ căn cứ vào doanh thu, giá trị tài sản của doanh nghiệp đối với ngành nghề tham gia tập trung kinh tế sẽ không kiểm soát được việc tập trung kinh tế của các doanh nghiệp có năng lực tài chính và sức mạnh thị trường.

Mặt khác, trong hầu hết các trường hợp tập trung kinh tế hỗn hợp, giao dịch sẽ bao gồm toàn bộ các lĩnh vực, ngành nghề của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. Hình thức này ngày càng phổ biến cần phải kiểm soát do các doanh nghiệp tham gia đều là các doanh nghiệp lớn và có sức mạnh thị trường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ.

Theo Dân Trí

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...