“Đại chiến” taxi: Sở GTVT Hà Nội sẽ siết "vòng kim cô" với Uber, Grab

Việc quản lý hoạt động kinh doanh xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi (đang hoạt động Uber, Grab) như hoạt động kinh doanh xe taxi cần xây dựng quy hoạch vận tải hành khách công cộng bằng xe taxi đến năm 2030
“Đại chiến” taxi: Sở GTVT Hà Nội sẽ siết "vòng kim cô" với Uber, Grab

Cũng theo Sở GTVT TP.Hà Nội, mặc dù các phương tiện tham gia thí điểm hoạt động kinh doanh theo phương thức mới (xe hợp đồng) nhưng về bản chất các phương tiện này hoạt động vận chuyển hành khách giống loại hình kinh doanh vận chuyển taxi hiện nay. Trong quá trình thực hiện thí điểm đã phát sinh nhiều bất cập trong công tác quản lý do số lượng phương tiện tham gia kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng liên tục tăng nhanh (bao gồm cả xe biển kiểm soát các tỉnh khác về Hà Nội tham gia hoạt động).

Hiện, theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, cho đến nay TP.Hà Nội có khoảng 19.265 xe taxi của 77 doanh nghiệp.

Việc này đã gây khó khăn cho công tác kiểm soát số lượng, vượt quá nhu cầu của Thành phố. Những bất cập này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng, công tác tổ chức giao thông của TP. Hà Nội, đặc biệt là việc quản lý hạn chế xe taxi và phương tiện cá nhân.

Sở Giao thông vận tải Hà Nội đánh giá, taxi công nghệ tạo sự minh bạch trong cung cấp dịch vụ cho khách hàng, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch, kiểm soát được giá cước mỗi cuốc đi cho người dân và giảm giá thành cước vận tải do tiết kiệm nhiều loại chi phí của xe chạy rỗng cho doanh nghiệp.

Để có cơ sở quản lý các phương tiện dưới 9 chỗ ngồi tham gia hoạt động thí điểm trên địa bàn Thành phố, bảo đảm phù hợp với điều kiện hạ tầng giao thông vận tải và công tác tổ chức giao thông, Sở GTVT đã đề xuất Bộ GTVT một số nội dung để quản lý chặt chẽ loại hình vận tải này, như: Tạm dừng mở rộng công tác thí điểm, không bổ sung thêm các đơn vị mới và không tăng thêm số lượng phương tiện tham gia thí điểm; quản lý việc niêm yết biểu trưng (logo) dành cho phương tiện tham gia thí điểm để phục vụ công tác quản lý, tổ chức giao thông và xử lý vi phạm; xem xét rút ngắn thời gian thí điểm trong năm 2017; xem xét phương thức để quản lý được toàn bộ phần mềm ứng dụng mà các đơn vị đang quản lý, sử dụng trong hoạt động thí điểm; đồng thời việc sử dụng ứng dụng phần mềm phải kết nối với thiết bị giám sát hành trình trên phương tiện tham gia thí điểm; đề nghị Bộ GTVT ban hành quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đối với loại hình vận tải này tương tự điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi; bổ sung một số chế tài xử lý vi phạm và quy định về quản lý phần mềm nhằm phục vụ cho việc quản lý thuế...

Trong thời gian tới, Sở GTVT Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát các tuyến đường có biển báo cấm xe taxi hoạt động để đề xuất, bổ sung biển báo phụ cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi tham gia thí điểm nhằm hạn chế lượng phương tiện tham gia giao thông, giảm ùn tắc giao thông và đảm bảo việc kinh doanh công bằng giữa các loại hình vận tải; tiếp tục nghiên cứu bổ sung các điểm đỗ, dừng, đón, trả khách taxi công cộng; tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về điều kiện kinh doanh vận tải, việc thực hiện nghĩa vụ thuế,… của các đơn vị vận tải tham gia thí điểm trên địa bàn TP. Hà Nội.

Tuần qua, sau Mai Linh, Vinasun, taxi Thành Công ra mắt app báo giá và thông báo lộ trình di chuyển dù khách hàng vẫy xe của hãng dọc đường hay gọi điện đến tổng đài. Đây được đánh giá là động thái tích cực đáp lại cú huých của taxi công nghệ trên thị trường taxi hiện nay.

Trong cuộc trao đổi gần đây với VietTimes, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng nên khuyến khích các doanh nghiệp vận tải áp dụng các phần mềm để đưa và điều hành, đảm bảo về an toàn, chất lượng phục vụ hành khách.

Động thái mới của Taxi Thành Công cho thấy, các đơn vị taxi truyền thống đã nhận ra mấu chốt quan trọng để các hãng taxi truyền thống hay Uber và Grab có thể tồn tại, đó chính là khách hàng. Và để phát triển taxi truyền thống cũng cần chuyển mình, thay đổi tư duy kinh doanh vận tải và ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý.

Theo Viettimes

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...