Đại học Hàng Hải Việt Nam bán 70% cổ phần một công ty tải biển thua lỗ

Ngày 15/3 tới đây, Trường đại học Hàng hải Việt Nam sẽ bán đấu giá toàn bộ phần vốn góp tại Công ty TNHH vận tải biển Đông Long với mức giá khởi điểm hơn 118 tỷ đồng.
Đại học Hàng Hải Việt Nam bán 70% cổ phần một công ty tải biển thua lỗ

Phiên đấu giá cổ phần này sẽ được tổ chức tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Được biết, giá trị phần vốn góp ban đầu này là 45,6 tỷ đồng (2,85 triệu USD), và được chào bán với giá 118.270.360.335 đồng.

Trong nhiều năm qua, thị trường vận tải biển suy thoái khiến cho nhiều công ty tàu biển lao đao, làm ăn thua lỗ. Theo công bố thông tin, năm 2015, Công ty Vận tải biển Đông Long ghi nhận doanh thu 9,23 triệu USD và lợi nhuận sau thuế là 733.859 USD. Song năm 2016 doanh thu công ty sụt giảm tới 30%, chỉ đạt 6,5 triệu USD và bị lỗ hơn 1 triệu USD.

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2015 – 2016 (Đơn vị: USD)

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Tổng giá trị tài sản

10.379.339

8.374.553

Tổng doanh thu

9.229.335

6.502.491

Lợi nhuận sau thuế

733.859

-1.061.953

LNST/Vốn CSH (%)

8,57

-

Nguồn: BCTC kiểm toán 2016 của công ty

Trong giai đoạn 2017-2020, Vận tải biển Đông Long tiếp tục dự báo kết quả kinh doanh ảm đạm với 4 năm thua lỗ liên tục. Tổng doanh thu 4 năm đạt 17,5 triệu USD nhưng công ty sẽ lỗ tổng cộng 1,65 triệu USD. Riêng năm 2017, công ty dự tính doanh thu 5,1 triệu USD và lỗ 800.000 USD.

Kế hoạch lợi nhuận của Vận tải biển Đông Long giai đoạn 2016-2020

Chỉ tiêu

2017

2018

2019

2020

Doanh thu (USD)

5.100.000

4.000.000

4.200.000

4.200.000

Lợi nhuận (USD)

-800.000

-450.000

-150.000

-250.000

Nguồn: Công ty TNHH vận tải biển Đông Long 

Được biết, Công ty TNHH vận tải biển Đông Long được thành lập trên cơ sở góp vốn giữa Công ty Vận tải biển Thăng Long trực thuộc trường đại học Hàng Hải Việt Nam và Công ty vận tải biển Kamchatka (Liên xô).

Từ năm 1988, Trường đại học Hàng hải Việt Nam nâng sở hữu vốn lên 70% và đẩy mạnh hoạt động vận tải hàng hóa viễn dương, sữa chữa, bảo dưỡng phương tiện vận tải… Hiện, công ty đang quản lý và sử dụng 3 tầu vận tải, gồm; tàu Hoa Nam, tàu Vimaru Pearl, tàu Zircon. Các hợp đồng vận tải của công ty chủ yếu đến từ Nga, Trung Quốc, và một số nước Trung đông. Hiện nay, hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn do các tàu vận chuyển đã tương đối cũ, sự cạnh tranh với các công ty nội địa rất gay gắt, ảnh hưởng đến doanh thu của công ty những năm qua.

>> Sau 9 tháng, lỗ lũy kế của VOSCO tăng vọt lên 1.033 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...