Đại học Văn Lang công bố nhận diện thương hiệu mới, hướng đến “chuẩn quốc tế”

Trường Đại học Văn Lang hiện có hơn 100 chương trình học, với 66 ngành học thuộc 7 lĩnh vực đào tạo sở hữu chương trình giảng dạy đối sánh với các trường thuộc top 100 - 200 trên thế giới.

Sáng 22/12, Trường Đại học Văn Lang đã công bố nhận diện thương hiệu mới với thông điệp “Đại học Văn Lang - Đại học Việt Nam chuẩn quốc tế” và tổ chức tọa đàm: “Sự chuyển mình của giáo dục đại học để đáp ứng các năng lực cần thiết của lực lượng lao động tương lai”.

Đại học Văn Lang
TS.Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Văn Lang chia sẻ về định hướng vươn lên "chuẩn quốc tế" và mục tiêu lọt top top 500 - 700 trường đại học tốt nhất thế giới

TS.Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Văn Lang, cho biết: Bộ nhận diện thương hiệu mới của Đại học Văn Lang vẫn giữ những nét cơ bản của bộ nhận thương hiệu cũ như: Sắc đỏ đặc trưng, cánh chim lạc vẫn ở vị trí chính giữa khiên nhưng được tinh chỉnh để tạo cảm giác vút bay, vươn lên những tầm cao mới; hình ảnh cái khiên được cách điệu thành chữ U cũng mềm mại hơn, linh hoạt với hệ ứng dụng đa dạng 7 sắc màu tượng trưng cho 7 khối ngành mà Văn Lang đang đào tạo.

“Đây không chỉ đơn thuần là sự thay đổi nhận diện mà chính là bước chuyển mình lớn của Đại học Văn Lang, cả về diện mạo bên ngoài và giá trị cốt lõi bên trong”, TS.Nguyễn Cao Trí nhấn mạnh và cho biết: Đại học Văn Lang đặt mục tiêu lọt top top 500 - 700 trường đại học tốt nhất thế giới.

Chia sẻ tại tọa đàm: “Sự chuyển mình của giáo dục đại học để đáp ứng các năng lực cần thiết của lực lượng lao động tương lai”, TS.Nguyễn Cao Trí và các chuyên gia giáo dục, nhân sự đều có chung nhận định: Ở kỷ nguyên siêu kết nối, tự động hóa và không biên giới, môi trường làm việc và sự cạnh tranh nhân lực, năng lực đang diễn ra giữa các quốc gia, chứ không chỉ bó hẹp trong nước. Thậm chí, cơ hội công việc còn đang đứng trước nguy cơ bị cạnh tranh bởi trí tuệ nhân tạo.

Đại học Văn Lang
Các chuyên gia tham gia tọa đàm: "Sự chuyển mình của giáo dục đại học để đáp ứng các năng lực cần thiết của lực lượng lao động tương lai"

Trong bối cảnh đó, nguồn nhân lực của Việt Nam đang gặp nhiều bất lợi vì chưa được chuẩn bị đầy đủ các năng lực cần thiết trong quá trình đi học, người lao động có tâm lý thiếu tự tin khi bước vào môi trường công việc chuẩn quốc tế so với người lao động đến từ các quốc gia khác…

Thực tế này đặt ra một “bài toán khó” cho các trường đại học tại Việt Nam trong việc đào tạo nguồn nhân lực chuẩn quốc tế, đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí chung trên toàn cầu mà không chịu ảnh hưởng về thời gian, khoảng cách địa lý hay cách biệt về ngôn ngữ.

Đây cũng là động lực để Đại học Văn Lang chuyển mình, hướng tới mục tiêu đưa sinh viên Việt Nam tiệm cận với môi trường chuẩn quốc tế, góp phần kiến tạo những thế hệ sinh viên mới - làm như thợ giỏi, nghĩ như triết gia, xóa tan khoảng cách giữa nhân lực Việt Nam và thế giới, mở ra cơ hội phát triển rộng hơn cho sinh viên sau khi ra trường.

Tại Đại học Văn Lang, sinh viên được học kỹ năng mềm tương ứng với bộ kỹ năng thế kỷ 21; học tiếng Anh với yêu cầu chuẩn đầu ra tương đương IELTS 6.0. Các sinh viên cũng được mở rộng cơ hội giao lưu, trao đổi với sinh viên quốc tế qua hoạt động của hơn 30 chương trình liên kết quốc tế đang triển khai; được đào tạo giáo dục thể chất bởi các kiện tướng đang giảng dạy tại Trường ĐH Văn Lang cùng với với hệ thống cơ sở vật chất hàng đầu.

Hàng năm, sinh viên Trường ĐH Văn Lang được tham gia hơn 700 sự kiện hoạt động văn hóa nghệ thuật xã hội, cùng với các dự án phục vụ cộng đồng theo mô hình học tập service learning…

Trường Đại học Văn Lang thành lập năm 1995, đến nay đã đào tạo 28 thế hệ sinh viên với số lượng gần 50.000 người. Trường hiện có 66 ngành đại học, 14 ngành sau đại học, trải rộng nhiều lĩnh vực từ Kinh doanh & Quản lý, Kỹ thuật - Công nghệ, Nghệ thuật, Khoa học Xã hội & Nhân văn, Du lịch, Kiến trúc, Khoa học Sức khỏe và hơn 30 chương trình đào tạo liên kết quốc tế đa dạng. Trường hiện có hơn 300 đối tác trải rộng khắp 23 quốc gia và 4 châu lục.

Có thể bạn quan tâm