Đắk Lắk: Giải vật truyền thống huyện Krông Pắc xuân mới 2023

Ngày 5/2, (Rằm tháng Giêng năm Quý Mão 2023), tại xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc (Đắk Lắk), UBND huyện Krông Pắc đã khai mạc Giải vật truyền thống xã Vụ Bổn mở rộng lần thứ XII, năm 2023. Đây là hoạt động văn hóa đặc sắc thu hút đông đảo nhân dân và du khách những ngày đầu xuân năm mới.
Giải vật truyền thống - Krông Pắc
Giải vật Vụ Bổn năm 2023 thu hút gần 200 đô vật đến từ 12 đơn vị trong tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh khác

Bà Nguyễn Thị Kim Oanh - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Krông Pắc, Trưởng Ban Tổ chức Giải cho biết: Giải vật Vụ Bổn năm 2023 thu hút gần 200 đô vật đến từ 12 đơn vị trong tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh khác như Đắk Nông, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Nai. Đây là hoạt động văn hóa đầu xuân năm mới phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân địa phương và du khách thập phương; đồng thời là hoạt động góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, duy trì và phát triển bộ môn đấu vật đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc trên toàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Krông Pắc nói riêng.

Giải vật truyền thống - Krông Pắc
Bà Nguyễn Thị Kim Oanh - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Krông Pắc, Trưởng Ban Tổ chức Giải phát biểu tại buổi lễ

"Trong bối cảnh nhiều năm liền không thể tổ chức do đại dịch COVID-19 thì giải vật năm nay bà con nhân dân rất phấn khởi và háo hức chờ đợi những màn đấu vật đỉnh cao của các đô vật địa phương và các tỉnh bạn. Trống vật nổi lên đã thu hút mọi người từ già, trẻ, trai gái nô nức dự thi, cổ vũ. Môn vật ngoài tính chất vui chơi, giải trí trong những ngày Tết đến xuân về còn là bộ môn thể thao hữu ích, giúp thanh niên, thiếu niên, trung niên tăng cường sức khỏe, nghị lực, lòng dũng cảm để phục vụ việc học tập cũng như lao động sản xuất", bà Nguyễn Thị Kim Oanh cho biết thêm.

Giải vật truyền thống - Krông Pắc
Sới vật (nơi diễn ra các cuộc tranh tài) hình tròn, bố trí tại một khu đất ở thôn 8, nền đổ cát, được đắp cao hơn mặt nền khoảng 1 mét

Anh Nguyễn Văn Hạnh (cư trú tại Krông Pắc) cho biết, trước đây, khi mới tổ chức giải đấu chỉ ở quy mô nhỏ trong thôn của những bà con Bắc Giang di cư vào làm kinh tế ở địa phương, sau này giải vật được tổ chức với quy mô lớn, hoành tráng và trở thành ngày hội của nhân dân địa phương cũng như du khách gần xa. Đấu vật là bộ môn truyền thống, là bản sắc văn hóa của dân tộc, nhất là đồng bào phía Bắc, mặc dù di cư vào sinh sống ở vùng đất mới nhưng bản sắc văn hóa không bị mai một mà còn được duy trì, phát triển rộng rãi nên bản thân cũng như nhân dân trong xã Vụ Bổn cảm thấy rất tự hào. Do đó bà con nhân dân rất chờ đợi và phấn khởi tham gia ngày hội.

Giải vật truyền thống - Krông Pắc
Giải vật truyền thống - Krông Pắc

Trước khi bước vào hội, hai đô được lựa chọn là những người có đức, có tài tiến hành keo vật thờ. Khi nghe hiệu lệnh trống, hai đô trịnh trọng thực hiện các nghi lễ bái tổ. Nghi thức này có ý nghĩa tâm linh sâu sắc, nhằm thông báo cho các bậc thần linh chính thức khai hội cùng với ý nguyện cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, quốc thái dân an.

Giải vật truyền thống - Krông Pắc
Các đô vật phải vượt qua 7 đối thủ để giành được chiến thắng cuối cùng

Sới vật (nơi diễn ra các cuộc tranh tài) hình tròn, bố trí tại một khu đất ở thôn 8, nền đổ cát, được đắp cao hơn mặt nền khoảng 1 mét để khán giả thuận tiện quan sát các đô tranh tài. Khi trận đấu diễn ra, hợp cùng tiếng trống giục giã, rộn ràng, hối thúc các đô vật thi đấu nhiệt tình, hết mình là tiếng reo hò, cổ vũ nhiệt tình của khán giả xung quanh, tạo nên bầu không khí hết sức sôi động, phấn khích.

Giải vật truyền thống - Krông Pắc
Bên cạnh những trấn đấu đầy kịch tính, khán giả còn được nghe những làn điệu quan họ dưới sự biểu diễn của các liền anh, liền chị

Thông thường để trở thành người chiến thắng cuối cùng, các đô vật phải tham gia 7 keo đấu, nghĩa là phải vượt qua 7 đối thủ, đòi hỏi đô vật cần có một nền tảng thể lực cực kỳ dẻo dai, biết rõ điểm mạnh, yếu của từng đối thủ để có chiến thuật hợp lý trong từng keo đấu. Chính hành trình đến với vinh quang của một đô vật gian nan như vậy, nên người chiến thắng cuối cùng luôn tạo được vị thế, được mọi người kính trọng, nể phục.

Giải Vật sẽ diễn ra đến hết ngày 6/2. Cũng trong khuôn khổ giải Vật các hoạt động văn hóa, thể thao như hát Quan họ trên thuyền, Giải bóng chuyền, Giải cờ tướng cũng được tổ chức tại xã Vụ Bổn để phục vụ nhân dân, du khách vui xuân Quý Mão.

Xem thêm

Độc đáo Tết rừng ở Nà Hẩu

Độc đáo Tết rừng ở Nà Hẩu

Nà Hẩu là xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu và là nơi định cư lâu đời của các dòng họ người Mông. Đã thành thông lệ, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm, đồng bào dân tộc Mông xã Nà Hẩu long trọng tổ chức Lễ hội cúng.
Đền thờ Tô Hiến Thành - Điểm đến du lịch văn hoá tâm linh hấp dẫn ở thành phố Sầm Sơn

Đền thờ Tô Hiến Thành - Điểm đến du lịch văn hoá tâm linh hấp dẫn ở thành phố Sầm Sơn

Được xem là địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa, ngoài bãi biển đẹp, Sầm Sơn còn được tạo hoá bởi rất nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, trong đó phải nhắc tới là Đền thờ Tô Hiến Thành linh thiêng, kỳ bí, tọa lạc giữa màu xanh bạt ngàn của dãy núi Trường Lệ.

Có thể bạn quan tâm

Lễ hội ẩm thực huyện Văn Yên - Không gian ẩm thực đặc sắc

Lễ hội ẩm thực huyện Văn Yên - Không gian ẩm thực đặc sắc

Với mục tiêu phục dựng, quảng bá, giới thiệu các món ẩm thực đặc sắc của các địa phương đến người dân và du khách thập phương; thông qua đó để làm giàu thêm danh mục các món ẩm thực đặc trưng của huyện, Văn Yên sẽ tổ chức Lễ hội ẩm thực “Đặc sắc ẩm thực vùng đất Quế” vào ngày 26/3/2023 tại khu nghỉ
Văn Yên - Một miền quê hạnh phúc

Văn Yên - Một miền quê hạnh phúc

Văn Yên là huyện đã cụ thể hóa chỉ số hạnh phúc trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 vào thực tiễn với việc tập trung thực hiện các mục tiêu phát triển đồng bộ, toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội; hướng mạnh vào mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, sự hài lòng và hạnh phúc.
Nét văn hóa ở lễ hội truyền thống làng Hoành Nhị

Nét văn hóa ở lễ hội truyền thống làng Hoành Nhị

Mới đây từ ngày 04 – 06/03, tại Ngô Đồng, UBND thị trấn Ngô Đồng (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) tổ chức Lễ hội truyền thống làng Hoành Nhị lần thứ 10, cắt băng khánh thành trùng tu, tôn tạo tiền đường Đền chính và kỷ niệm 25 năm đón bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Lễ hội trống làng Hoành Nhị - nét văn hóa truyền thống

Lễ hội trống làng Hoành Nhị - nét văn hóa truyền thống

Mới đây từ ngày 04 – 06/03, tại Ngô Đồng, UBND thị trấn Ngô Đồng (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) tổ chức Lễ hội truyền thống làng Hoành Nhị lần thứ 10, cắt băng khánh thành trùng tu, tôn tạo tiền đường Đền chính và kỷ niệm 25 năm đón bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.