Thương Gia là một trong những đơn vị bảo trợ thông tin cho sự kiện này
Ngoài “điểm nóng” là vấn đề văn hóa doanh nghiệp hậu M&A, hội thảo còn đề cập đến những thách thức, cách thức tối ưu để phát triển, duy trì và vận hành hệ thống này một cách hiệu quả trong doanh nghiệp”.
Văn hóa doanh nghiệp: “Sang chấn” hậu M&A
Được xem là thị trường M&A hấp dẫn nhất khu vực ASEAN, Việt Nam đã chứng kiến không ít hợp đồng M&A chưa kịp ráo mực thì “cuộc chiến” văn hóa doanh nghiệp văn hóa doanh nghiệp đã bắt đầu. M&A càng sôi động, văn hóa doanh nghiệp hậu M&A càng lộ rõ vai trò quyết định tới một viễn cảnh “nở hoa” hoặc “bế tắc" sau giai đoạn sáp nhập.
Là một trong những “M&A đời đầu", sở hữu một trong những thương vụ M&A lớn nhất trong lịch sử ngành hàng tiêu dùng với Tập đoàn Mondelēz International tại Việt Nam với tổng giá trị lên đến 420 triệu USD vào 2015, Công ty CP Kinh Đô (sau này là KIDO) hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp sau khi “về chung một nhà”.
"Đối với tôi, hậu M&A mới là yếu tố quan trọng. Trong đó, quan trọng nhất là con người. Chúng ta có thể mua được tài sản, máy móc thiết bị nhưng không thể mua được sự nhiệt huyết, chuyên tâm của nhân sự đối với công việc", ông Trần Kim Thành, Chủ tịch Tập đoàn KIDO chia sẻ.
Nếu như KIDO đã giải quyết ổn thoả văn hóa doanh nghiệp và bắt đầu hưởng thụ những “trái ngọt” về doanh số, tốc độ tăng trưởng, và được ghi nhận thuộc hàng Top 10 doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu (do Diễn đàn M&A Việt Nam bầu chọn) thì Thế Giới Di Động lại đang chật vật giải quyết thách thức lớn trong thương vụ M&A với Trần Anh cũng chính là văn hóa doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Thế Giới Di Động đã đưa ra chiến lược táo bạo nhằm giải quyết sự khác biệt văn hóa giữa Trần Anh và Thế Giới Di Động, đó là hoà tan văn hoá của Trần Anh vào Thế Giới Di Động.
Bằng việc giữ lại 100% nhưng chia nhỏ nhân viên khối siêu thị của Trần Anh, đào thải đội ngũ quản lý không đạt yêu cầu…, ông Tài đặt mục tiêu phải giữ vững được nền văn hóa doanh nghiệp, hệ giá trị vô hình tạo nên thành công vang dội của Thế Giới Di Động suốt 14 năm qua.
Doanh thu và lợi nhuận của Thế Giới Di Động trước thương vụ M&A Điện máy Trần Anh. Số lượng cán bộ, nhân viên của Thế Giới Di Động lên tới 26.000 người vào năm 2017
Dù M&A gióng lên hồi chuông mạnh mẽ về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp nhưng trên thực tế M&A chỉ là 1 yếu tố tác động đến nền văn hoá của tổ chức.
Trong khảo sát về văn hóa doanh nghiệp do Dale Carnegie thực hiện đầu 2018, 5 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến văn hóa doanh nghiệp gồm có: Áp lực gia tăng năng suất công việc, Sự minh bạch nơi làm việc, Gia tăng tính di động của nhân viên, Nhân viên làm việc từ xa, và cuối cùng là M&A. Đặc biệt, khảo sát này cũng thể hiện tư duy và hành động của cấp lãnh đạo đối với văn hóa doanh nghiệp.
Sự khác biệt trong ý thức
Khảo sát văn hóa doanh nghiệp của Dale Carnegie được thực hiện ở 4 quốc gia Ấn Độ, Mỹ, Đức, Indonesia trên 600 lãnh đạo cấp cao ở ngành nghề và quy mô công ty khác nhau.
Theo khảo sát, mặc dù tất cả lãnh đạo cấp cao đều đồng ý văn hóa doanh nghiệp là ưu tiên, nhưng chỉ có 21% nói rằng công ty họ có văn hoá tốt.
Đặc biệt, hầu hết lãnh đạo đến từ công ty “Quán quân văn hóa” (Culture Champions - CC: những công ty vừa có văn hóa tốt vừa có kết quả kinh doanh hiệu quả hơn hẳn so với mong đợi, có tỉ lệ nghỉ việc thấp và tỉ lệ gắn kết đội ngũ cao so với các công ty trong cùng ngành) đều nhìn thấy được văn hóa có tác động mạnh mẽ lên kết quả kinh doanh (92%) và ảnh hưởng lớn đến việc gắn kết đội ngũ (98%).
Ngược lại, chỉ hơn 50% lãnh đạo đến từ các công ty không phải là “Quán quân văn hóa” nhận ra được tác động của văn hóa doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh.
Điều này cho thấy cả lãnh đạo từ công ty “Quán quân văn hóa” hay công ty khác đều muốn sở hữu một nền văn hóa doanh nghiệp tốt, nhưng chỉ có lãnh đạo đến từ công ty “Quán quân văn hóa” tin tưởng và nhìn thấy rõ ràng tác động của “con gà đẻ trứng vàng" văn hóa doanh nghiệp lên kết quả kinh doanh và bộ máy nhân sự.
Chỉ khi học tập 5 lĩnh vực tập trung nhất khi xây dựng văn hoá hiệu quả từ các công ty “Quán quân văn hóa” thì các lãnh đạo mới có thể thiết kế được bản sắc riêng và khai phóng nguồn sức mạnh văn hóa doanh nghiệp đang bị kìm giữ.
Bắt tay chăm “gà đẻ trứng vàng”
Theo nghiên cứu này, 5 lĩnh vực được công ty “Quán quân văn hóa” chú trọng xây dựng để có văn hóa doanh nghiệp hiệu quả là: (1) Cung cấp, đào tạo, huấn luyện cho nhân viên; (2) Chiến lược hướng đến khách hàng; (3) Nâng cao và gìn giữ lòng tin vào lãnh đạo cấp cao; (4) Định hướng chiến lược và mục tiêu rõ ràng; (5) Khuyến khích xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa nhân viên và quản lý trực tiếp.
05 yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp được Dale Carnegie Việt Nam đúc kết từ kết quả khảo sát năm 2018
Khảo sát cũng thể hiện rõ việc tạo dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ bắt đầu từ hành động của lãnh đạo cấp cao với kết quả 84% lãnh đạo cấp cao đến từ công ty “Quán quân văn hóa” gần đây đã chủ động hành động nhằm hoàn thiện văn hoá công ty.
Vì vậy để xây dựng văn hóa doanh nghiệp sao cho thu hút, giữ chân nhân viên và thúc đẩy kinh doanh, cấp lãnh đạo cần nhanh chóng hành động bắt đầu từ việc học hỏi những gì mà các công ty “Quán quân văn hóa” đã làm thành công, từ đó thiết kế lộ trình riêng cho mình.
Đây cũng là hai nội dung chính mà Dale Carnegie Vietnam sẽ phân tích sâu trong “Hội thảo Định hướng lãnh đạo: Văn hóa Doanh nghiệp” (Thought Leadership) với chủ đề “Biến đổi Thái độ và Hành động: Chiến lược giúp lãnh đạo cấp cao xây dựng thành công văn hóa công ty” do chị Nguyễn Trịnh Khánh Linh, Chủ tịch và Tổng giám đốc Dale Carnegie Việt Nam, trực tiếp dẫn dắt.
Đặc biệt, phần cuối cùng trong hội thảo, Quản trị văn hóa bằng công nghệ hữu ích cho DN nhất là trước sự tác động mạnh mẽ của cách mạng 4.0 hiện nay.
Hội thảo sẽ được tổ chức tại TP.HCM vào ngày Thứ tư 12/09/2018 tại The Adora – Dynasty (số 1 Tôn Thất Tùng, Q.1) và tại Hà Nội vào ngày Thứ bảy 22/09/2018 tại Pan Pacific Hà Nội (số 1 Thanh Niên, Q.Ba Đình).
Đây là sự kiện đầu tiên dành cho lãnh đạo cấp cao về văn hóa doanh nghiệp, được thiết kế riêng và có thực tiễn cao cho những tổ chức có trên 200 nhân viên, chỉ diễn ra một lần duy nhất trong năm 2018, và được Dale Carnegie Việt Nam hỗ trợ hoàn toàn kinh phí.
Dành riêng cho lãnh đạo cấp cao, những người đại diện văn hóa, có quyền quyết định trong việc định hướng và xây dựng văn hóa gắn kết, và giới hạn cho 300 người đăng ký đầu tiên, Hội thảo đề xuất mỗi doanh nghiệp chỉ cử duy nhất một đại diện tham dự.
Thông tin chi tiết và đăng ký tham dự: http://vanhoadoanhnghiep.dalecarnegie.vn