“Đàn bò thần thánh” chẳng thể cứu HAG khỏi lỗ nghìn tỷ

Cổ phiếu HAG của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai từng là “ngôi sao sáng” trong mắt nhiều nhà đầu tư với kỳ vọng sinh lời cao. Song khi tập đoàn này có chiến lược tài chính “vung tay quá trán” vào hàng loạt
Cổ phiếu HAG của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai từng là “ngôi sao sáng” trong mắt nhiều nhà đầu tư với kỳ vọng sinh lời cao. Song khi tập đoàn này có chiến lược tài chính “vung tay quá trán” vào hàng loạt dự án cùng lúc về cao su, cọ dầu, mía đường, bất động sản, nuôi bò... thì ẩn hoạ thua lỗ cũng khó ngờ.
Không chỉ nổi đình nổi đám ở lĩnh vực bóng đá, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) – Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai còn khiến giới đầu tư ngả mũ kính nể vì những ý tưởng táo bạo, khác người trong kinh doanh.Đàn bò “cứu nguy” HAGĐầu tư mạnh cho lĩnh vực nông nghiệp, bầu Đức đã rất “chịu chi” cho các dự án trồng cao su, mía đường, bắp, cọ dầu ở trong nước và xuất ngoại đầu tư sang Lào, Campuchia. Các dự án này đã bước đầu thành công, đem về cho HAG hàng tỷ USD doanh thu, đưa tập đoàn lên vị thế hàng đầu ở khu vực kinh tế tư nhân…Năm 2014, bầu Đức tiếp tục gây sốc khi tuyên bố đầu tư nuôi bò, mà làm hẳn dự án hoành tráng với tổng đàn bò thịt và bò sữa lên tới 236.000 con, thậm chí tới hơn 300.000 con. Tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 6.300 tỷ đồng trong 3 năm 2014-2017. Gạt mọi hoài nghi, lo lắng về dự án quá lớn mà lại thiếu kinh nghiệm nuôi bò, bầu Đức khẳng định “tôi không nổ”. Vì HAG có lợi thế nguồn phụ phẩm, nhân lực, quỹ đất đai bạt ngàn… nên nuôi bò sẽ mang lại doanh thu rất lớn cho tập đoàn.Thậm chí, bầu Đức còn dẫn chứng, riêng phân bò giúp cho đơn vị tiết kiệm trên 300 tỷ mỗi năm, lợi nhuận từ nuôi bò thịt sẽ đạt 30-50 triệu USD trong năm 2015.Thực tế, bầu Đức nói được là làm được. Năm 2015, HAG chưa ghi nhận doanh thu bán bò, dù dự kiến sẽ có doanh thu 2.475 tỷ đồng và lợi nhuận 920 tỷ đồng, tỷ suất lãi gộp 37%.Song đến quý I/2016, tập đoàn mới ghi nhận doanh thu từ bán bò 1.233 tỷ đồng – là nguồn thu nhập lớn nhất, vượt xa các mảng thế mạnh khác như mía đường, căn hộ, cao su… Đàn bò đã “cứu nguy” cho HAG giữa lúc thị trường cao su khó khăn, giá mủ cao su rớt thảm hại chỉ đem về cho tập đoàn vỏn vẹn… 26 tỷ đồng doanh thu.

HAG sẽ phải tự “giải cứu” mình trước khi chờ chủ nợ cứu

Theo BCTC quý II/2016 vừa công bố, thu nhập từ đàn bò lại tiếp tục “gánh đỡ” cho các mảng kinh doanh khác bị sụt giảm đáng ngại. Cụ thể, trong 2.028 tỷ đồng doanh thu thuần của HAG thì có gần một nửa (tỷ trọng 48%) là 973 tỷ đồng đến từ bán bò. Còn lại, thanh lý bán bất động sản đầu tư đạt 419 tỷ đồng, doanh thu dịch vụ 237 tỷ đồng, bán hàng hoá là 167 tỷ đồng…Hoạt động kinh doanh mủ cao su vô cùng ảm đạm, chỉ đem về 15,7 tỷ đồng doanh thu trong quý II/2016.Thế nhưng, “đàn bò thần thánh” chẳng thể cứu HAG khỏi cảnh thua lỗ, với số lỗ luỹ kế tới 838,5 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu là do quý II tập đoàn chịu lỗ khác 397 tỷ đồng từ thanh lý tài sản và lỗ từ đánh giá lại các tài sản không hiệu quả gần 530 tỷ đồng. Điều này khiến HAG bị lỗ gần 1.244 tỷ đồng trong quý II, riêng số lỗ của cổ đông công ty mẹ gần 908 tỷ đồng.Mỗi ngày trả lãi 5,6 tỷ đồngKhoản lỗ nghìn tỷ của HAG đã khiến nhà đầu tư, cổ đông và cả thị trường bị sốc. Sau nhiều năm niêm yết trên sàn, đây là lần đầu tiên tập đoàn của bầu Đức báo lỗ tới gần 1.244 tỷ đồng chỉ sau 3 tháng phát lộ nợ nần, khó khăn… phải tái cơ cấu khẩn cấp.Theo báo cáo giải trình lên Ủy ban Chứng khoán, ông Võ Trường Sơn-Tổng Giám đốc HAG giải thích, nguyên nhân chính gây thua lỗ quý II là do lãi vay, đánh giá lại các tài sản không hiệu quả và thanh lý bất động sản tại Tp. HCM.Tính đến 30/6/2016, HAG có gần 15.582 tỷ đồng nợ ngắn hạn, trong đó có 10.212 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn, tăng thêm gần 2.000 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Còn nợ vay dài hạn giảm tương ứng xuống còn 16.472 tỷ đồng.Khối nợ vay tiếp tục “phình” to khiến cho HAG phải chịu gánh nặng lãi vay rất lớn, riêng chi phí lãi vay quý II tăng gấp đôi, lên hơn 500 tỷ đồng. Tính ra mỗi ngày tập đoàn phải trả lãi gần 5,6 tỷ đồng.Trong đó, dư nợ vay ngắn hạn tại các ngân hàng như BIDV, HDBank, Sacombank, liên doanh Lào Việt là 2.912 tỷ đồng. Nhưng dư nợ vay dài hạn tại 6 nhà băng lên tới 9.236 tỷ đồng.Bên cạnh đó, tổng khối nợ trái phiếu lên tới 11.561,7 tỷ đồng, và có tới 3.305 tỷ đồng đến hạn trả trong quý II. HAG đã huy động vốn đầu tư qua kênh phát hành trái phiếu và được nhiều ngân hàng hậu thuẫn cho vay như: BIDV, BSC, VPbank, ACBS, chứng khoán FPT…Đến cuối kỳ, giá trị hàng tồn kho của HAG đã giảm được 1.000 tỷ đồng xuống còn 2.587 tỷ đồng. Tập đoàn cũng giảm chi phí đầu tư vào dự án bất động sản Myanmar, ghi nhận 19.275 tỷ đồng mà thực chất là chuyển sang khoản mục bất động sản đầu tư…Với nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ các ngân hàng nên khi HAG lâm vào khó khăn, khó trả nợ, các chủ nợ ngân hàng đã phải cùng nhau họp bàn, đề xuất tái cơ cấu nợ cho tập đoàn. Đến nay, phương án xử lý nợ này chưa được công bố, còn HAG vẫn hàng ngày “oằn mình” trả nợ gốc và lãi vay rất lớn.Có ý kiến cho rằng, HAG cần phải cắt bớt các mảng kinh doanh kém hiệu quả, dồn sức vào một số mảng có lời nhất, đồng thời cần tái cơ cấu quản trị công ty chuyên nghiệp, hạn chế ảnh hưởng chi phối của những thành viên thân thiết. HAG sẽ phải tự “giải cứu” mình trước khi chờ chủ nợ cứu.

Theo Thu Hằng/Thời báo Kinh Doanh

Có thể bạn quan tâm