Dân Thủ Thiêm: Đền bù 18 triệu đồng/m2, Sala bán 350 triệu đồng/m2

Đây là một trong số rất nhiều những bức xúc của người dân chiều 9/5, tại cuộc tiếp xúc cử tri quận 2 của tổ đại biểu Quốc hội đơn vị 7 thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP HCM.
Dân Thủ Thiêm: Đền bù 18 triệu đồng/m2, Sala bán 350 triệu đồng/m2

Mở đầu phần chất vấn, cử tri Lê Thị Bạch Tuyết đề cập đến chuyện đền bù ở dự án KĐTMTT. Cử tri Tuyết cho biết đã gọi điện lên Sala (Khu đô thị Sala - PV) thì được trả lời là Sala bán 350 triệu đồng/m2 nhưng đến nay đã bán hết rồi, không còn cái nào.

Bà Tuyết bức xúc: "Nhà nước đền cho tôi 18 triệu đồng/m2. Sau khi thu hồi đất bàn giao cho Sala thì họ bán 350 triệu đồng/m2. Như vậy thì ép tôi quá. Chính quyền phải coi lại vấn đề này".

Cử tri Nguyễn Thị Tám (phường Bình Khánh) cho biết nhà đã bị cưỡng chế 7 năm rồi. "Cưỡng chế xong rồi, giờ lại nói bản đồ quy hoạch bị thất lạc thì chính quyền căn cứ vào đâu mà cưỡng chế nhà dân. Có phải là làm quy hoạch lậu không? Nay nguyên Chủ tịch UBND TP Võ Viết Thanh đã trưng bày ra bản đồ. Chính quyền phải giải thích chuyện này cho dân được rõ" – bà Tám đề nghị. 

Trong khi đó, cử tri Lê Thị Hồng Vân (phường An Khánh) cho biết 10 năm nay bà đi khiếu kiện, khiếu nại khắp nơi liên quan đến dự án KĐTMTT. Bà Vân nói rằng nhà cửa của bà dột nát hết, nước ngập tràn vào nhà nhưng không thể sửa chữa. Con cháu sống trong cảnh nhếch nhác. "Tôi khẳng định đất tôi không nằm trong ranh quy hoạch dự án KĐTMTT. Do đó, phải cho tôi tái định cư tại chỗ. Nếu chính quyền không sớm giải quyết, nhà tôi có chuyện gì thì chính quyền phải chịu trách nhiệm" – bà Vân nói.

Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri Quận 2.

Cử tri Nguyễn Thị Ngọc Thanh cũng cho rằng nhà mình ở ngoài ranh, xin chính quyền trả lại đất cho bà.

Còn cử tri Nguyễn Thị Dung (phường Bình An) cho biết đất của bà có sổ đỏ, không nằm trong ranh quy hoạch KĐTMTT nhưng vẫn bị chính quyền cưỡng chế. "Yêu cầu UBND TP và quận 2 giải quyết đúng pháp luật" – bà Dung đề nghị.

Cuộc tiếp xúc cử tri càng lúc càng căng thẳng vì nhiều cử tri liên tục đề cập đến câu chuyện khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến dự án KĐTMTT. Dù hội nghị quy định mỗi cử tri có 5 phút trình bày ý kiến nhưng nhiều cử tri vì quá bức xúc nên 5 phút với họ là không đủ. Người điều hành liên tục nhắc cử tri nói ngắn gọn lại.

Tiếp tục câu chuyện KĐTMTT, cử tri Lê Thị Ngọc Nga (phường Bình Khánh) - có căn nhà đã bị cưỡng chế cách đây 10 năm - nói UBND quận 2 không ban hành quyết định thu hồi đất mà chỉ căn cứ vào quyết định nội bộ của UBND TP HCM để thu hồi là không đúng pháp luật.

Các cử tri đặt câu hỏi vì sao có đầy đủ các cơ quan chức năng, cơ quan giám sát nhưng vẫn xảy ra những chuyện không hiểu nổi tại Thủ Thiêm như người dân đã nêu, hàng ngàn người dân lâm vào cuộc sống không ổn định.

Cử tri cũng đặt vấn đề về 4 con đường chưa đầy 12km nhưng hết 12 ngàn tỉ. Đề nghị nói rõ cho nhân dân về "con đường dát vàng này".

Đến 18h30, cử tri Thủ Thiêm vẫn tiếp tục ý kiến. Các ĐBQH vẫn tiếp tục lắng nghe. Dù đã quá hai giờ đồng hồ so với thời gian dự kiến. 

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm trao đổi với cử tri.

Nhiều cử tri đặt vấn đề về trách nhiệm giám sát của HĐND trong hơn 20 năm qua. Liệu việc giám sát này đã đầy đủ chưa? Nếu đầy đủ thì sao UBND TP và các cơ quan liên quan lại thực hiện vấn đề quy hoạch ở Thủ Thiêm gây ra nhiều xáo trộn và tranh cãi đến hôm nay? 

Các cử tri yêu cầu Đoàn ĐBQH TP có ý kiến với Quốc hội, Chính phủ thực hiện việc giám sát nghiêm túc, để tất cả các vấn đề khúc mắc tại Thủ Thiêm hiện nay được sáng tỏ.

Cử tri Nguyễn Hồng Quang trưng ra cho đại biểu một tấm bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm được in cỡ lớn, khoảng 4m2. Ông Quang cho biết đây là bản đồ 255 quy định các khu vực được bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.

Ông Quang cho rằng đó là bản sao của bản đồ ban hành kèm theo quyết định 367 của Chính phủ, cho thấy nhiều khu vực không nằm trong ranh đất thuộc diện bị thu hồi để làm dự án Khu đô thị Thủ Thiêm.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Chủ tịch HĐND TP.HCM: "Cô bác hỏi có ray rứt không? Rất ray rứt. Nghe cô bác nói vậy, xót lắm. Vì chính quyền giải quyết vấn đề lớn mà cô bác chưa đồng tình, nghĩa là còn tin chúng tôi, mà mình làm chưa đạt yêu cầu của cô bác, nên là ray rứt lắm, nên chúng tôi vẫn tiếp tục đốc thúc, giám sát. 

Không phải ray rứt rồi thôi, mà với trách nhiệm của mình, khi nào còn một ý kiến phản ánh thì vẫn còn đeo bám giải quyết vấn đề Thủ Thiêm, tôi hứa là như vậy".

Bà Tâm cũng đề nghị UBND quận 2 sau buổi tiếp xúc gặp lại người dân để nghe những ý kiến liên quan đến mâu thuẫn về cơ sở pháp lý triển khai dự án. Không thể có chuyện có cách hiểu khác nhau trong vấn đề pháp lý dự án. Khi rà soát, kiểm tra lại, nếu ai làm sai thì phải chịu trách nhiệm.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…