Đầu tư hơn 5.400 tỷ đồng cho 6 dự án đường sắt giai đoạn 2021 – 2015

Chính phủ mới có văn bản báo cáo Quốc hội về chính sách phát triển và sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư giao thông vận tải đường sắt.
Đầu tư hơn 5.400 tỷ đồng cho 6 dự án đường sắt giai đoạn 2021 – 2015

Theo báo cáo, công tác thực hiện đầu tư đối với đường sắt quốc gia, do nguồn lực đầu tư còn nhiều khó khăn, các dự án hiện nay chủ yếu tập trung vào mục tiêu cải tạo, nâng cấp, đảm bảo an toàn và từng bước nâng cao năng lực chạy tàu đối với các tuyến đường sắt hiện có.

Đặc biệt tập trung vào 2 tuyến trọng yếu là Hà Nội - TP. HCM và Hà Nội - Lào Cai.

Theo đó, với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang khẩn trương hoàn thành đầu tư 4 dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh với tổng mức đầu tư 7.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.

Bộ GTVT cũng đang triển khai thực hiện đầu tư 6 dự án, tổng mức đầu tư 5.419 tỷ đồng từ nguồn kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021- 2025.

6 dự án này gồm Cải tạo, nâng cấp đoạn Hà Nội - Vinh, Vinh - Nha Trang, Nha Trang - Sài Gòn, đường sắt khu vực đèo Khe Nét; cải tạo, nâng cấp các ga trên các tuyến đường sắt phía Bắc; nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống (cầu đường sắt Đuống).

Về công tác chuẩn bị đầu tư, báo cáo của Chính phủ cũng cho biết, triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, Bộ GTVT đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư 6 dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu trên các tuyến đường sắt hiện có.

Đồng thời, triển khai công tác chuẩn bị đầu tư một số tuyến mới quan trọng như tuyến Vành đai phía Đông Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ, Biên Hòa - Vũng Tàu, Thủ Thiêm - Long Thành... để kết nối các cảng cửa ngõ quốc tế, sân bay quốc tế, đầu mối giao thông, làm cơ sở xem xét đưa vào kế hoạch trung hạn giai đoạn tiếp theo.

Xem thêm

Thế nào là một tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt?

Thế nào là một tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt?

Căn cứ tại Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định: "Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán".

Có thể bạn quan tâm