Đầu tư nông nghiệp CNC: Sợ rủi ro, không lo thiếu vốn

Việc tồn tại nhiều rủi ro, cũng như chưa có biện pháp phòng ngừa, chính sách bảo hiểm cho nông nghiệp đang cản trở dòng vốn tín dụng đầu tư vào lĩnh vực này.
Đầu tư nông nghiệp CNC: Sợ rủi ro, không lo thiếu vốn

Hiện, tiến độ giải ngân gói tín dụng nông nghiệp công nghệ cao diễn ra rất chậm, chủ yếu vướng mắc ở Thông tư 09 về quyền sở hữu tài sản trên đất. Trả lời về vấn đề này, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc triển khai cho vay, khuyến khích phát triển nông nghiệp CNC và nông nghiệp sạch theo nghị quyết 30 của Chính phủ ngày 7.3.2017.

"Sau khi có nghị quyết 30 vào tháng 3.2014, tới ngày 24.4, NHNN đã ban hành quyết định về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tiếp đó, ngày 28.4, Thống đốc NHNN đã có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng giành nguồn vốn để cho vay theo chương trình này", Phó Thống đốc chỉ rõ.

Hiện nay, dư nợ của các NHTM cho vay theo chương trình này vào khoảng 32.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua phản ánh của các NHTM, đây là chương trình mới, được triển khai từ tháng 3. Vậy nên, hiện các NHTM đang hoàn thiện các văn bản hướng dẫn đối với các chi nhánh trong hệ thống để triển khai chương trình này.

Về phía khách hàng, bà Hồng cho biết họ cũng đang tìm hiểu chương trình cho vay tín dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch nên họ chưa nộp hồ sơ vay vốn. Ngoài ra, họ còn phải đối chiếu với các tiêu chí ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao theo nghị quyết 30. Và đối tượng khách hàng trong khu vực ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao cũng chưa phát sinh vay.

“Chúng tôi cũng thấy một số khó khăn khi triển khai chương trình này. Đó là số lượng DN được cấp giấy chứng nhận DN sản xuất nông nghiệp CNC rất hạn chế, nên dư nợ cho vay chưa thể đẩy nhanh.

Người dân, DN chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản hình thành trên đất nông nghiệp để làm thủ tục đăng ký giao dịch vốn vay đảm bảo của ngân hàng.

Đối với lĩnh vực cho vay nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch tồn tại nhiều rủi ro, nhưng chưa có biện pháp phòng ngừa, chính sách bảo hiểm cho nông nghiệp chưa được triển khai rộng rãi, thị trường tiêu thụ chưa ổn định nên khiến người dân, doanh nghiệp e ngại đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng CNC và nông nghiệp sạch” – bà Hồng nói.

Trong thời gian tới, NHNN sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, ngành để thúc đẩy để triển khai gói tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 30, Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Cũng liên quan tới vấn đề đầu tư cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, chủ chương phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một chủ chương lớn của Đảng và Nhà nước. Điều này đã được khẳng định trong những nghị quyết của các kỳ đại hội Đảng. Đặc biệt là đại hội XI, XII với chủ chương tích tụ ruộng đất, tạo những mảnh đất diện tích lớn để doanh nghiệp tiếp cận đất đai.

Ông Dũng phân tích: “Thủ tướng cũng đã giao cho NHNN và các NHTM chuẩn bị gói tín dụng cho các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Song việc giải ngân gói tín dụng diễn ra chậm do một số lý do sau:

Thứ nhất, xác định DN thế nào là DN nông nghiệp CNC để các NHTM cho vay, hưởng ưu đãi?

Thứ hai, cũng là vấn đề khó khăn nhất là vấn đề doanh nghiệp tiếp cận đất đai. Chính phủ đã nhận được báo cáo đề xuất của UBTV tỉnh Hà Nam, Thái Bình cho thí điểm các địa phương thực hiện vấn đề Nhà nước đứng lên thuê đất của dân, sau đó cho các doanh nghiệp thuê lại diện tích đất này. Vấn đề này, Chính phủ đang yêu cầu các Bộ, ngành báo cáo, sau đó cáo cáo Bộ Chính trị bởi đây là một chủ chương lớn

Thứ ba, về đất thuê. Doanh nghiệp nông nghiệp sẽ không thể có sở hữu đất đai như DN mong muốn để thế chấp, vay vốn được. Ngay cả vấn đề xác định tài sản trên đất thuê cũng là vấn đề khiến các NHTM gặp khó khăn. Thủ tướng đang giao cho bộ NN&PTNT xây dựng các tiêu để xác định các doanh nghiệp nông nghiệp CNC, giao Bộ TNMT đề xuất Chính phủ sửa các thông tư liên quan tới tài sản đầu tư trên đất thuê, tạo điều kiện để DN có thể thế chấp”.

Ngoài ra, theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, muốn nông nghiệp công nghệ cao phát triển, phải giải quyết được vấn đề thị trường đầu ra. Về vấn đề thị trường, các Bộ, ngành như Bộ NN&PTNT đang rất tích cực tìm kiếm thị trường để các doanh nghiệp đưa sản phẩm của nông nghiệp Việt Nam ra Thế giới. Trong chuyến thăm của Thủ tướng tại Hoa Kỳ, đã chính thức có sản phẩm của nông nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Hàng hóa của chúng ta cũng đã xuất khẩu sang Châu Âu, Đức. Đây là tín hiệu thị trường rất tốt.

Về việc ghi nhận tài sản hình thành trên đất nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà nói: “Chúng tôi đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hoàn toàn thống nhất với ý kiến của Thủ tướng. Chúng tôi đang tiến hành soạn dự thảo để sớm ban hành thông tư hướng dẫn”.

Theo Dân Việt

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…