Tiềm năng rộng lớn
Nền kinh tế nước ta đang hội nhập với “độ mở” cao, tạo môi trường thuận lợi để các tập đoàn đa quốc gia đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam. Điều này càng thúc đẩy nhu cầu trang bị năng lực ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh đối với nhân lực Việt để có thể sẵn sàng tham gia vào môi trường làm việc chuyên nghiệp với mức thu nhập hấp dẫn tại các doanh nghiệp nước ngoài.
Đó cũng là lý do khiến nhu cầu học tiếng Anh những năm gần đây đang có xu hướng ngày càng được “nới rộng” về đối tượng, không chỉ giới hạn ở các nhóm tuổi học sinh nhỏ tuổi hay các sinh viên có nhu cầu học lấy chứng chỉ quốc tế để ra trường hay đi du học.
Trong khi đó, theo nhận định của một số chuyên gia giáo dục, thực trạng trình độ ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng ở nước ta vẫn còn rất yếu. Năm 2019, theo xếp hạng của công ty English First (Thụy Điển), Việt Nam chỉ xếp thứ 65 trên 100 quốc gia về chỉ số đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh (EF English Proficiency Index). Thống kê này còn cho thấy, Việt Nam tụt hạng liên tục từ năm 2015, cùng với số lượng các nước khảo sát tăng lên.
Thực tế này đang thúc đẩy một thị trường đào tạo Anh ngữ trong nước hết sức sôi động với hàng trăm tên tuổi. Tuy nhiên, các trung tâm tiếng Anh ở Việt Nam nhìn chung phần lớn vẫn chưa thể đáp ứng mong mỏi của người học về giao tiếp căn bản cũng như năng lực sử dụng tiếng Anh trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày.
Phụ huynh Việt Nam đang có xu hướng cho con tiếp xúc với môi trường tiếng Anh từ sớm
Hơn nữa, đại dịch Covid-19 khiến nhiều cơ sở giáo dục ngoài công lập nói chung và các trung tâm Anh ngữ nói riêng buộc phải đóng cửa càng khiến thị trường đào tạo tiếng Anh tại Việt Nam vốn đã tiềm năng, nay càng trở nên màu mỡ hơn bao giờ hết.
Đặc biệt, trước bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài được tiếp cận và tham gia đầu tư vào thị trường đào tạo ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Qua đó, giúp giải quyết “điểm nghẽn” trong hành trình vươn ra toàn cầu của Việt Nam.
Lợi nhuận vẫn hấp dẫn
Theo báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường đào tạo Anh ngữ tại Việt Nam cho thấy, năm 2020 và 2021 dù chịu tác động nặng nề của dịch bệnh nhưng thị trường này vẫn đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ.
Tập đoàn đa ngành Myanmar Strategic Holdings (MSH) đã mua lại hệ thống đào tạo Anh ngữ Wall Street English (WSE Việt Nam) tại TP. Hồ Chí Minh từ tháng 7/2020. Tới tháng 3/2021, Tập đoàn này đã ghi nhận doanh thu tăng tới 175% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó 65% đến từ mảng giáo dục. MSH cũng lý giải, doanh thu trong kỳ tăng vọt là nhờ đóng góp lớn của WSE Việt Nam.
Apax Leaders vẫn là một trong những thương hiệu tiếng Anh trẻ em trụ vững sau bão Covid-19 với số lượng học viên thuộc top đầu cả nước
Một đơn vị đầu tư khác là Công ty TNHH British Council Việt Nam – công ty con do British Council (Hội đồng Anh) nắm 100% vốn cũng đã thống kê thu nhập giai đoạn 2019 – 2020 của công ty này tăng gần 12,5%, từ mức 13.448 triệu bảng Anh giai đoạn 2018 – 2019 lên 15,126 triệu bảng Anh, giúp mang về khoản lợi nhuận ròng 854.000 bảng Anh.
Với mức đầu tư không quá lớn nhưng lợi nhuận thu được ở lĩnh vực đầu tư giáo dục Anh ngữ này tại Việt Nam lại được các chuyên gia và nhà đầu tư đánh giá là khá tốt, dòng vốn của các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đổ vào thị trường này cũng đang chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Chất lượng quyết định thị phần
Thị trường đào tạo tiếng Anh đang là sân chơi hấp dẫn của các nhà đầu tư, nhưng thực tế ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 với “cuộc đào thải” chưa từng có đã chứng minh đây là sân chơi chỉ dành cho các doanh nghiệp có sự đầu tư bài bản, ứng dụng công nghệ cao vào tạo được sự chuyển biến thực chất cho người học.
Tại thị trường Việt Nam, nổi bật nhất phải kể đến hệ thống đào tạo Anh ngữ chất lượng cao Apax Leaders - đơn vị thành viên của Apax Holdings và Tập đoàn Egroup của Shark Thuỷ.
Apax Leaders đưa công nghệ trở thành “người bạn” đồng hành với các học viên
Bí quyết chinh phục và chiếm lĩnh thị trường của Apax Leaders nằm ở chiến lược tiên phong đầy dũng cảm. Trong khi các thương hiệu khác đua nhau áp dụng phương pháp truyền thống để "chiều" theo quan điểm cũ của phần đông khách hàng dù hiệu quả cuối cùng không thể như mong đợi, Apax Leaders tiên phong chọn chương trình ESL (English as a Second Language – Học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai). Chương trình này được cung cấp bởi các trường Đại học và phổ thông tại Anh, Mỹ, Canada nhằm cải thiện vốn tiếng Anh cho học sinh, sinh viên quốc tế để giúp họ hội nhập nhanh nhất và theo kịp các chương trình chính khóa với học sinh bản ngữ và cuộc sống tại nước sở tại.
Áp dụng chương trình này, Apax Leaders định hướng trẻ không học tiếng Anh như một môn học, mà học như là ngôn ngữ chính của mình. Đi từ phát âm, đánh vần, suy nghĩ, phản xạ… để hình thành khả năng tư duy trực tiếp bằng tiếng Anh, suy nghĩ như người bản xứ và am hiểu phông văn hóa của người bản địa.
Apax Leaders cũng là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ, phương pháp học Kết hợp (Blended Learning) với 100% giáo viên trình độ tiếng Anh bản xứ. Toàn bộ bài giảng được chuẩn hóa và số hóa lưu trữ trên máy tính trung tâm và phân phối, quản lý đồng bộ qua hệ thống LMS (Learning Management System). Học viên được tương tác với bài giảng đầy mầu sắc qua các thiết bị thông minh nên rất hào hứng trong các giờ học. Nhờ chương trình ESL hay, công nghệ mới, học sinh Apax là những lứa trẻ đầu tiên ở Việt Nam thực sự nói tiếng Anh đúng nghĩa.
Sau 7 năm, Apax Leaders đã nhanh chóng vượt lên dẫn đầu thị trường với hơn 120 trung tâm tại 32 tỉnh thành, đáp ứng nhu cầu của hàng trăm ngàn học viên, bỏ xa thành tựu mà các thương hiệu khác đạt được sau vài chục năm.
Có thể nói, mô hình giáo dục được đầu tư bài bản cùng ưu thế về công nghệ cao đã giúp Apax Leaders trở thành “chiến binh cừ khôi nhất” trong thị trường nhiều cơ hội lớn nhưng không dễ dành thị phần.