Đề nghị kiểm điểm tập thể, cá nhân gây sai sót tại Vinacomin

Kiểm toán Nhà nước vừa có đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan về những sai sót, tồn tại tại tập đoàn này.
Đề nghị kiểm điểm tập thể, cá nhân gây sai sót tại Vinacomin

Theo kết luận Kiểm toán Nhà nước thực hiện trong năm 2015, Vinacomin đã để xảy ra sai sót, tồn tại như việc thực hiện thăm dò khi chưa có giấy phép, thăm dò vượt chiều sâu cho phép. Thẩm định, phê duyệt đề án khi chưa được sự cho phép của cơ quan cấp phép thăm dò; các đề án thăm dò ở nước ngoài không thuộc phạm vi được chi từ nguồn Quỹ.

Bên cạnh đó, tập đoàn thực hiện chỉ định thầu cho các đơn vị vừa lập đề án, vừa thi công không đúng quy định. Thực hiện chỉ đạo, điều chỉnh hệ số đơn giá các đề án khoan thăm dò không đúng thẩm quyền.

Tập đoàn ký kết phụ lục hợp đồng ngoài thời gian hiệu lực của hợp đồng gốc, chưa phân định rõ trách nhiệm của từng bên trong việc chậm tiến độ hợp đồng, không xử phạt chậm tiến độ do lỗi của đơn vị thi công.

Đồng thời quản lý và hạch toán chi phí thực hiện đầu tư vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt tại Dự án Xử lý chống sạt lở mái ta luy đường nối Quốc lộ 18A và Mỏ than Ngã Hai tại Công ty Than Quang Hanh.

Đáng lưu ý, việc quản lý và quyết toán Quỹ thăm dò và Quỹ môi trường tại TKV hàng năm còn nhiều sai sót, tồn tại như quyết toán sai đơn giá được ban hành, chi phí thẩm định, xét duyệt sai đối tượng được hưởng, các giá trị không đủ điều kiện quyết toán.

Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, Vinacomin chưa xây dựng đầy đủ kế hoạch sử dụng Quỹ thăm dò, Quỹ môi trường trung và dài hạn, chưa mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại để theo dõi, hạch toán các khoản lãi phát sinh và tăng nguồn các quỹ theo quy định. Bên cạnh đó trích lập và sử dụng các quỹ chưa đúng quy định, công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán của một số đề án, dự án đầu tư còn hạn chế.

Hầu hết các đề án khoan thăm dò không tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định; tiến độ thực hiện nhiều đề án còn chậm. Một số đề án triển khai khi chưa được cấp phép, vượt phạm vi, giới hạn của giấy phép và quyết toán vượt tổng mức đầu tư.

Tập đoàn chỉ xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường trung và dài hạn từ tháng 6/2013. Trong khi đó, trích vượt Quỹ môi trường năm 2012 là 113,74 tỷ đồng. Sử dụng Quỹ để đầu tư cho các dự án, đề án không đúng quy định từ năm 2010-2014 là 238,68 tỷ đồng (Quỹ thăm dò 191,06 tỷ đồng, Quỹ môi trường 47,62 tỷ đồng).

Tập đoàn sử dụng Quỹ thăm dò để đầu tư cho hoạt động khai thác khoáng sản ngoài than lớn hơn số trích lập 371,1 tỷ đồng. Trong đó, sử dụng Quỹ thăm dò tới 529,4 tỷ đồng trên số được trích lập chỉ là 158,3 tỷ đồng.

Vinacomin cũng để xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng như khảo sát, thiết kế không phù hợp điều kiện thực tế. Phê duyệt các đề án thăm dò không có khối lượng hoặc khối lượng khoan thăm dò lớn hơn quy định. Đồng thời phê duyệt đề án khi chưa được Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam - Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt dự án trước khi phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường…

Theo Vneconomy

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...