Đề xuất bỏ gần 2.000 trong hơn 4.000 điều kiện kinh doanh

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bỏ gần 2.000 điều kinh doanh tại các Bộ, ngành được cho là gây khó khăn, cản trở doanh nghiệp.
Đề xuất bỏ gần 2.000 trong hơn 4.000 điều kiện kinh doanh

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bỏ 1.930 yêu cầu, điều kiện về kinh doanh được cho là những giấy phép con cản trở doanh nghiệp lâu nay.

Trong số này, cơ quan ngành kế hoạch đề nghị bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần 302 điều kiện về tài chính. Ngoài ra, 85 điều kiện kinh doanh về địa điểm và 1.336 điều kiện về năng lực sản xuất, 127 điều kiện về phương thức kinh doanh, 80 điều kiện về quy hoạch... được đề xuất bỏ toàn bộ.

Ngoài ra, các điều kiện kinh doanh khác liên quan đến vấn đề nhân lực (trừ một số nghề thực sự đòi hỏi trình độ, kinh nghiệm, như nghề y, nghề kiểm toán) và một số điều kiện có nội dung không phù hợp khác, Bộ này cũng kiến nghị bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần.

"Việc xây dựng các điều kiện kinh doanh phải trên cơ sở yêu cầu của thực tiễn và tham khảo tiêu chuẩn, thông lệ tốt của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)", Bộ Kế hoạch & Đầu tư nêu quan điểm.

Hiện có 4.284 yêu cầu, điều kiện đầu tư kinh doanh trong 243 ngành nghề thuộc phạm vi quản lý của 15 bộ, được quy định ở 237 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 66 luật, 3 pháp lệnh, 162 nghị định, 3 hiệp định.

Theo Bộ KH&ĐT, các quy định hiện hành đã ngày càng rõ ràng, minh bạch hơn về: tiêu chí đánh giá sự cần thiết và hợp lý khi ban hành điều kiện; công bố các ngành nghề có điều kiện và điều kiện của từng ngành nghề; quy định chặt chẽ về thẩm quyền ban hành điều kiện; trách nhiệm của các bộ, cơ quan rà soát, đánh giá tác động và lấy ý kiến của Bộ KH&ĐT khi ban hành các điều kiện đầu tư, kinh doanh.

Tuy nhiên, hệ thống các quy định về điều kiện kinh doanh hiện hành còn nhiều bất cập như: các điều kiện tạo ra rào cản bất hợp lý đối với đầu tư, gia nhập thị trường, làm hạn chế số lượng doanh nghiệp đăng ký mới; tạo nhiều rủi ro lớn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động; giảm động lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; giảm năng suất và giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế; nhiều điều kiện không rõ ràng, tạo ra cơ hội cho sự tùy tiện và nhũng nhiễu của một số cán bộ thực thi công vụ.

Cùng với việc bãi bỏ các điều kiện kinh doanh, Bộ KH&ĐT đề xuất thay đổi cách thức quản lý kinh doanh theo tiêu chuẩn, thông lệ tốt của OECD. Cụ thể, thay các điều kiện có tính chất tiền kiểm bằng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn với các tài liệu hướng dẫn tuân thủ chi tiết, rõ ràng để giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước.

Chuyển phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, cho phép doanh nghiệp tự kiểm tra sản phẩm và công bố hợp chuẩn, hợp quy, Nhà nước kiểm tra ngẫu nhiên để bảo đảm tuân thủ pháp luật; triệt để áp dụng công nghệ quản lý theo hướng quản lý rủi ro để nâng cao hiệu quả và giảm chi phí…

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...