Đề xuất dùng vốn thu phí nhàn rỗi đầu tư hoàn thiện cao tốc Bến Lức - Long Thành

Bộ Tài chính lưu ý Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam cần cân đối dòng tiền khi dùng vốn từ thu phí để hoàn thiện cao tốc Bến Lức - Long Thành...
Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành

Bộ Tài chính vừa có công văn gửi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp liên quan đến phương án bố trí nguồn vốn để hoàn thành các hạng mục còn lại của Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư.

Theo đề xuất của VEC, tính đến ngày 31/12/2022 VEC đang có khoảng 10.700 tỷ đồng bao gồm: một phần vốn điều lệ được cấp, quỹ đầu tư phát triển chưa sử dụng, nguồn khấu hao tài sản cố định, sửa chữa lớn chưa chi, phải trả nhà thầu, tiền thuế GTGT, thuế và lợi nhuận phải nộp và các nguồn khác.

Về nguồn tiền từ khoản thu sử dụng các đường cao tốc do VEC quản lý, VEC đã hạch toán doanh thu sản xuất kinh doanh, đảm bảo đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đã cam kết, thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, nộp lợi nhuận về ngân sách nhà nước, trích lập các quỹ theo đúng quy định pháp luật... và vẫn còn khoản dư.

Do đó, VEC đề xuất sử dụng khoản tiền này để tái khởi động, đầu tư hoàn thiện dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Trong đó, VEC dự kiến bố trí cho Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành khoảng 5.116 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu của VEC tại ngày 30/6/2022 là 1.174,8 tỷ đồng (gồm vốn góp của Chủ sở hữu, vốn khác của Chủ sở hữu và Quỹ đầu tư phát triển). 

Trả lời kiến nghị này, Bộ Tài chính lưu ý, trường hợp mức vốn của Dự án lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính nhưng không quá mức vốn của dự án theo quy định của Luật Đầu tư công thì HĐTV VEC báo cáo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng lưu ý VEC phải đảm bảo cân đối nguồn lực, thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm các khoản vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ đến hạn và trả nợ gốc, nợ lãi trái phiếu Chính phủ bảo lãnh)...

Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 30/3/2023 về việc bố trí vốn đối ứng của Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Cụ thể, Chính phủ thống nhất chủ trương VEC có trách nhiệm tự cân đối, bố trí số vốn đối ứng còn lại để tiếp tục triển khai, sớm hoàn thành Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành (Dự án) như đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trong đó, điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, cơ chế tài chính đối với từng nguồn vốn trong dự án cho phù hợp với các chủ trương đã được Quốc hội, Chính phủ phê duyệt. 

Đồng thời, bổ sung vốn VEC huy động vào cơ cấu nguồn vốn dự án để được sử dụng nguồn tiền tích lũy từ các nguồn của VEC, nguồn vốn hợp pháp khác nhằm hoàn thành công trình.

VEC đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến 30/9/2025. Cùng với đó là gia hạn hiệp định vay JICA lần 2 đến ngày 31/12/2025 nhằm đảm bảo thời gian sử dụng vốn hoàn thành thi công gói thầu J1 (cầu Bình Khánh) và J3 (cầu Phước Khánh).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...