Đề xuất lập Ban chỉ đạo bồi thường, giải phóng mặt bằng cao tốc qua TP.Bảo Lộc

UBND TP.Bảo Lộc vừa đề xuất thành lập Ban chỉ đạo bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương đoạn đi qua địa bàn TP.Bảo Lộc.

Theo dự thảo quyết định thành lập, Ban chỉ đạo sẽ gồm 25 thành viên, có nhiệm vụ tham mưu giúp Ban Thường vụ Thành uỷ chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và công tác phối hợp triển khai dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương đoạn qua địa bàn TP.Bảo Lộc.

Đồng thời chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ và công việc do Tỉnh ủy Lâm Đồng, UBND tỉnh Lâm Đồng giao; chỉ đạo các xã, phường có dự án đi qua và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt dự án đạt mục tiêu, đảm bảo tiến độ và hiệu quả, tạo sự đồng thuận của nhân dân.

Đề xuất lập Ban chỉ đạo bồi thường, giải phóng mặt bằng cao tốc qua TP.Bảo Lộc
Các tuyến cao tốc đang được tỉnh Lâm Đồng tích cực triển khai. Ảnh minh họa

Như Thương Gia đã thông tin, Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo Quyết định số 1386 QĐ-TTg ngày 10/11/2022. Đoạn cao tốc này có chiều dài khoảng 66km, trong đó 11km đi trên địa phận huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai; 55km thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng.

Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ là 17.200 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước tham gia dự án 6.500 tỷ đồng (Ngân sách trung ương 2.000 tỷ đồng, ngân sách tỉnh Lâm Đồng 4.500 tỷ đồng); vốn chủ sở hữu nhà đầu tư 1.605 tỉ đồng và 9.095 tỷ đồng từ các nguồn huy động.

Trước đó, ngày 6/9/2022, Chính phủ cũng đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức PPP. Tổng mức đầu tư hơn 8.300 tỷ đồng.

Tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú có tổng chiều dài khoảng 60,1 km; điểm đầu trùng với điểm cuối cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, điểm cuối tại xã Phú Trung, huyện Tân Phú, Đồng Nai), sẽ kết nối với dự án đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc.

Dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương (giai đoạn 1) cũng đã được HĐND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (PPP). Theo chủ trương được phê duyệt, cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương có tổng chiều dài gần 74 km với tổng mức đầu tư khoảng 19.521 tỷ đồng.

3 đoạn cao tốc này nằm trong tổng thể tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, có chiều dài hơn 200km với điểm đầu tại Km0 trên Quốc lộ 1A, trùng với Km54+794,07 dự án đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây (thuộc địa phận huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) và điểm cuối dự án tại Km199+717,53, trùng với Km208+250 trên đường cao tốc Liên Khương – Prenn (thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng).

Tuyến cao tốc này sẽ rút ngắn thời gian đường bộ đi từ TP.HCM đi Đà Lạt từ 6 giờ xuống còn 3 giờ và từ TP.HCM đi  Bảo Lộc chỉ còn 2 giờ thay vì 4 giờ như hiện nay. Để phát huy hiệu quả sau khi cao tốc Dầu Giây – Liên Khương hoạt động, tỉnh Lâm Đồng sẽ mở rộng các tuyến đường nội thị và đèo Prenn nhằm đáp ứng lượng du khách đến TP.Đà Lạt sẽ tăng lên.

Xem thêm

Hơn 19.500 tỷ đồng đầu tư PPP cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Hơn 19.500 tỷ đồng đầu tư PPP cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương có tổng chiều dài dự kiến gần 74km, với tổng mức đầu tư dự án khoảng 19.521 tỷ đồng và do liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T - Công ty Cổ phần Tập đoàn Phương Trang (Futa Group) đề xuất triển khai.

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...