Đề xuất phân lại vùng kinh tế để xây dựng quy hoạch vùng

Thay vì 6 vùng như trước đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề xuất phân thành 7 vùng kinh tế - xã hội để chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện Luật Quy hoạch.
Đề xuất phân lại vùng kinh tế để xây dựng quy hoạch vùng

Thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, để thi hành Luật Quy hoạch, Bộ đã đề xuất chia lãnh thổ quốc gia thành 7 vùng phục vụ lập quy hoạch vùng cho giai đoạn 2021-2030.

Trong đó, giữ nguyên như hiện nay các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long; tách vùng Trung du miền núi phía Bắc thành hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc; tách vùng Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến tỉnh Quảng Trị; nhập các tỉnh Lâm Đồng (của Tây Nguyên), Bình Thuận, Ninh Thuận (ở Duyên hải Nam Trung Bộ) vào vùng Đông Nam Bộ hiện nay.

Cùng với đó, thành lập vùng Nam Trung Bộ, bao gồm tỉnh Thừa Thiên - Huế, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa và 4 tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông).

Việc phân vùng này như vậy đã khác so với hiện nay - chỉ là 6 vùng kinh tế - xã hội. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, công tác phân vùng đóng vai trò hết sức quan trọng, là công cụ không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước. Với mỗi thời kỳ, công tác phân vùng nhằm thực hiện mục đích nhất định của đất nước. Vì vậy, khó có thể có một sự phân vùng khách quan “tuyệt đối và vĩnh viễn”.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, nhất là khi Luật Quy hoạch đã được thông qua, thì việc phân vùng lại là cần thiết và quan trọng. Đây là tiền đề quan trọng để chuẩn bị cho việc lập quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch vùng.

Theo Luật Quy hoạch, hệ thống quy hoạch gồm 3 loại: quy hoạch tổng thể quốc gia; quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh. Trong đó, quy hoạch vùng có vai trò quan trọng, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia ở cấp vùng về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, xây dựng vùng liên tỉnh, kết cấu hạ tầng, nguồn nước lưu vực sông, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối các tỉnh…

Phân vùng chính xác sẽ là cơ sở để xây dựng quy hoạch vùng một cách chính xác và hiệu quả. Cách phân vùng nói trên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là cơ bản phù hợp với quan điểm về vùng theo Luật Quy hoạch, vừa có tính kế thừa, vừa mang tính đổi mới, đột phá, phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, đặt tính liên kết vùng cao hơn tính tương đồng về điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội, dân cư, khắc phục được hạn chế vùng có khoảng cách quá dài, đồng thời tạo ra không gian phát triển mới hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập và liên kết quốc tế.

Hiện tại, Dự thảo Báo cáo nghiên cứu phân vùng phục vụ quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030 đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra lấy ý kiến công luận. Trên cơ sở các ý kiến góp ý, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Báo cáo trước khi trình Chính phủ xem xét, cho ý kiến.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…