Đề xuất tiếp tục miễn giảm thuế cho doanh nghiệp, người dân khó khăn do COVID-19

Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc hỗ trợ doanh nghiệp, người dân kinh doanh chịu tác động của dịch COVID-19.
Đề xuất tiếp tục miễn giảm thuế cho doanh nghiệp, người dân khó khăn do COVID-19

Thông tin tại họp báo Chính phủ tối 11/8, ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính, cho biết, Chính phủ đề xuất Quốc hội tiếp tục giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm 50% thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong quý III và IV/2021 thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, hình thức khai thuế, nộp thuế.

Ngoài ra, dự thảo đề xuất giảm 30% thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh các dịch vụ như vận tải, lưu trú ăn uống, du lịch, giải trí…

Bên cạnh đó, dự thảo cũng miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh phát sinh lỗ liên tục trong các năm 2018, năm 2019, năm 2020. Và không xử lý đối với các trường hợp đã nộp tiền chậm nộp.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc thực hiện các đề xuất nêu trên có thể làm giảm thu ngân sách khoảng 20.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh phát sinh lỗ liên tục trong các năm 2018, năm 2019, năm 2020. Và không xử lý đối với các trường hợp đã nộp tiền chậm nộp.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc thực hiện các đề xuất nêu trên có thể làm giảm thu ngân sách khoảng 20.000 tỷ đồng.

Theo đánh giá, dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng, nặng nề tới hoạt động của doanh nghiệp, người dân, đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và hoạt động của một số nhóm lĩnh vực dịch vụ như du lịch, vận tải, lưu trú và ăn uống, chiếu phim, thể thao và giải trí…

Do đó, việc xem xét, đề xuất thêm các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân nhằm ứng phó với ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong năm 2021 là cần thiết.

“Bộ Tài chính đang cố gắng hoàn thiện dự thảo và sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp sớm nhất”, ông Chi nói.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 7 tháng đầu 2021 ước đạt 913.000 tỷ đồng, bằng 68% dự toán, tăng 15,7% so với cùng kỳ 2020. Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước ước đạt 810,6 nghìn tỷ đồng, bằng 48% dự toán, trong đó chi thường xuyên đạt 572,2 nghìn tỷ đồng, bằng 55,2% dự toán.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2021 tăng 0,62% so với tháng trước, tăng 2,25% so với tháng 12/2020 và tăng 2,64% so với tháng 7/2020. Tính chung 7 tháng năm 2021, CPI bình quân tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2020, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản tăng 0,89% so với cùng kỳ.

Vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước thực hiện 7 tháng đầu năm ước đạt 210,8 nghìn tỷ đồng, bằng 44,3% kế hoạch năm và tăng 5,6% so với cùng kỳ 2020.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...