Đề xuất tự do mua bán nhà, lưu hành USD... ở đặc khu Phú Quốc

Không chỉ mở toang chính sách nhà ở mà việc cấp phép lao động với người nước ngoài cũng được đề nghị miễn...
Đề xuất tự do mua bán nhà, lưu hành USD... ở đặc khu Phú Quốc

Không chỉ mở toang chính sách nhà ở mà việc cấp phép lao động với người nước ngoài cũng được đề nghị miễn..., Kiên Giang thể hiện quan điểm tại đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc.

Đề án vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, là tài liệu phục vụ Quốc hội xem xét dự án Luật Đặc khu hành chính - kinh tế đặc biệt, sẽ được Chính phủ trình tại kỳ họp thứ tư, khai mạc vào sáng 23/10 tới đây.

Đề án nêu rõ: Phú Quốc hội tụ nhiều thuận lợi và tiềm năng để xây dựng, phát triển mô hình đặc khu. Nơi đây sở hữu những ưu thế tuyệt đối về du lịch sinh thái, biển đảo, với lợi thế đặc biệt về dự trữ sinh quyển, có vị trí chiến lược trọng điểm, đủ tách biệt để thử nghiệm các chính sách mới ưu việt nhưng vẫn dễ dàng giao thương, tiếp cận với khu vực và thế giới.

Phương án của Kiên Giang là đặc khu Phú Quốc được thành lập trên cơ sở hiện trạng diện tích đất tự nhiên, dân số và kết cấu hạ tầng đô thị của khu kinh tế Phú Quốc - huyện Phú Quốc, trừ xã đảo Thổ Châu, do dự kiện thành lập huyện Thổ Châu.

Sau khi thành lập, đặc khu Phú Quốc có diện tích là 57.532,3 ha, dân số 24.762 hộ với 117.460 nhân khẩu với 9 khu hành chính.

Tự do mua bán nhà ở

Tại đề án, Kiên Giang đề xuất nhiều cơ chế chính sách đặc thù. Theo đó, chính sách nhà ở cho phép người nước ngoài vào làm việc tại đặc khu có thời gian hợp đồng từ 3 tháng trở lên, được mua nhà tại đây.

Đề án nêu rõ, người nước ngoài được tự do mua, bán nhà ở tại các dự án phát triển nhà ở trong đặc khu. Tổ chức, cá nhân nước ngoài (không bị giới hạn về điều kiện cư trú) được tự do mua bán nhà ở tại các dự án phát triển nhà ở trong đặc khu. Bao gồm nhà chung cư, nhà ở có sân vườn hoặc nhà liên kề, với thời hạn vĩnh viễn (đối với nhà ở riêng lẻ, biệt thự) hoặc thời hạn 99 năm đối với nhà chung cư.

Kiên Giang cũng muốn các dự án xây dựng nhà ở được hưởng mức chính sách ưu đãi đất đai và thuế cao nhất đối với các ngành nghề thuộc ưu đãi đầu tư
.

Các doanh nghiệp, tập đoàn lớn (thuộc nhóm 200 tập đoàn hàng đầu thế giới) đặt trụ sở, chi nhánh tại đặc khu được miễn tiền thuê mặt bằng hoặc tiền thuê đất xây dựng trụ sở.

Với chính sách hỗ trợ tài chính nhằm thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao thì lao động là người nước ngoài, ngoài việc hưởng lương theo thỏa thuận (đối với các doanh nghiệp) và được miễn thuế thu nhập cá nhân. 


Lao động trong nước đuợc hưởng mức lương tối thiểu vùng I (theo quy định hiện nay là 3.750.000 đồng/tháng) và phụ cấp thêm 50% mức lương tối thiểu vùng và các khoản phụ cấp khác như phụ cấp đặc biệt, phụ cấp khu vực, biên giới, hải đảo... 


Một chính sách đặc thù khác là lao động người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trong đặc khu Phú Quốc được miễn cấp giấy phép lao động. 


USD được lưu hành tự do

Trong chính sách tài chính, tiền tệ, ngân hàng, phương án tại đề án là thành lập Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Phú Quốc thực hiện chức năng quản lý tiền tệ, giám sát hoạt động ngân hàng và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ủy quyền xác nhận đăng ký các khoản giao dịch vốn cho người cư trú và người không cư trú theo qui định pháp luật về quản lý ngoại hối tại đặc khu.

Bên cạnh tiền đồng Việt Nam lưu hành chủ yếu trong đặc khu, cho phép đồng USD được lưu hành tự do trong đặc khu, các đồng tiền khác được phép chuyển đổi tự do sang USD.

Chính sách trong lĩnh vực này còn là được phát triển các định chế, tổ chức ngân hàng, tài chính và thị trường chứng khoán, công ty bảo hiểm tại đặc khu. Thành lập các ngân hàng đầu tư, thương mại tại đặc khu và có cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào ngân hàng trong đặc khu.

Ngoài ra còn được phép mở sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán tại đặc khu..

Trong chính sách với hàng hoá xuất, nhập khẩu, theo đề án thì người chơi bài tại dự án casino Phú Quốc được phép mang số tiền thắng bài ra nước ngoài hoặc ra khỏi đặc khu, sau khi nộp các khoản thuế theo quy định mà không cần giấy phép của Ngân hàng Nhà nước nhưng phải khai báo Hải quan (có xác nhận của người quản lý casino về số tiền thắng).

Để khuyến khích và thu hút đầu tư, phương án của Kiên Giang là đối với các hợp đồng kinh tế có yếu tố nước ngoài phát sinh trong đặc khu, trường hợp các bên có liên quan cùng thống nhất có thể lựa chọn bất kỳ hệ thống luật pháp của nước nào để giải quyết tranh chấp. Trường hợp trong hợp đồng kinh tế không quy định cụ thể thì áp dụng luật pháp Việt Nam để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

Theo Vneconomy.vn

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…