Đề xuất xây sân bay quốc tế ở đảo Lý Sơn phục vụ 3 - 3,5 triệu hành khách mỗi năm

UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương, cho phép tỉnh Quảng Ngãi được đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Lý Sơn theo hình thức BOT.
Đề xuất xây sân bay quốc tế ở đảo Lý Sơn phục vụ 3 - 3,5 triệu hành khách mỗi năm

Mới đây, ngày 9/5, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản trình Thủ tướng xin xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Lý Sơn (sân bay Lý Sơn). Theo đó, Quảng Ngãi đề xuất xây sân bay chiều dài đường cất hạ cánh 2.400 m, phục vụ 3 - 3,5 triệu hành khách mỗi năm để phát triển đảo Lý Sơn.

Trong văn bản, tỉnh Quảng Ngãi cho rằng cần có giải pháp thu hút các nhà đầu tư chiến lược để phát triển vị trí đắc địa có tiềm năng du lịch như huyện đảo Lý Sơn. Song, trở ngại lớn nhất của tỉnh là hạ tầng giao thông.

Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương, cho phép tỉnh Quảng Ngãi được đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Lý Sơn theo hình thức BOT. Đồng thời xem xét, chỉ đạo cho Bộ GTVT cho phép cập nhật, bổ sung Cảng hàng không Quốc tế Lý Sơn vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Cảng hàng không, sân bay toàn quốc, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Dự kiến sân bay quốc tế Lý Sơn là sân bay cấp 4C; có đường cất, hạ cánh dài 2400m, đáp ứng khai thác các loại tàu bay A320, A321 và tương đương; năng lực khai thác 3 - 3,5 triệu hành khách/năm. Vị trí nằm tại xã An Hải, Lý Sơn.

Về quy hoạch, hướng tới xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Lý Sơn có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mà còn bảo đảm an ninh quốc phòng.

Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, tỉnh đã có bước tăng trưởng khá trong phát triển kinh tế, xã hội và du lịch giai đoạn 2015 - 2020. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa đáp ứng được kỳ vọng như đã xây dựng trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, lần thứ XIX. 

Tỉnh nhận thấy những kết quả đạt được còn khiêm tốn, cần có giải pháp thu hút các nhà đầu tư chiến lược để phát triển những vị trí đắc địa, đầy tiềm năng về du lịch như Lý Sơn. Trở ngại lớn nhất của việc thu hút nhà đầu tư, xây dựng du lịch theo hướng bền vững tại Lý Sơn là kết nối hạ tầng giao thông. Hiện, để đến Lý Sơn chỉ có duy nhất bằng đường thuỷ nên rất bất tiện đối với du khách. Đây cũng là cản trở duy nhất để phát triển du lịch nói riêng và kinh tế, xã hội nói chung của Lý Sơn.

Đảo Lý Sơn có diện tích khoảng 10 km2, là huyện đảo tiền tiêu của Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý; với di sản địa chất núi lửa triệu năm và nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử như: núi Thới Lới, cổng Tò Vò, Chùa Đục, Hang Cau...

Hòn đảo gắn với lịch sử của đội hùng binh Hoàng Sa, nơi cha ông theo lệnh vua giữ chủ quyền biển đảo đã trở thành địa chỉ du lịch nổi tiếng những năm gần đây với 200.000 lượt khách mỗi năm. Gần đảo hiện có sân bay Chu Lai, Quảng Nam (cách khoảng 45 km) và sân bay Phù Cát, Bình Định, cách Lý Sơn 160 km.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…