Đề xuất xoá gần 28.000 tỷ đồng nợ thuế không còn khả năng thu hồi

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về Nghị quyết xử lý nợ đọng thuế, trong đó đề xuất con số dự kiến xóa nợ vào khoảng gần 28.000 tỷ đồng.
Đề xuất xoá gần 28.000 tỷ đồng nợ thuế không còn khả năng thu hồi

Theo Bộ Tài chính, đây là số nợ không còn khả năng thu hồi của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, ngừng, nghỉ và bỏ địa chỉ kinh doanh...

Theo cơ quan soạn thảo, việc ban hành Nghị quyết sẽ làm giảm gánh nặng phải quản lý nợ thuế. Cụ thể, ngành không mất chi phí, vật lực, nhân lực tham gia theo dõi, quản lý những khoản nợ không còn đối tượng để thu, giảm chi phí cho Nhà nước.

Bộ Tài chính cũng cho biết, việc ban hành Nghị quyết cơ bản sẽ không ảnh hưởng tới thu - chi ngân sách và không làm thay đổi các cân đối lớn về ngân sách Nhà nước.

"Các cơ quan thuế, hải quan sẽ có điều kiện tập trung nguồn lực vào việc quản lý và đôn đốc các khoản nợ có khả năng thu, tăng cường hiệu lực và hiệu quả trong quản lý thuế, chống thất thu, tăng thu cho ngân sách", Bộ Tài chính cho hay.

Bên cạnh đó, việc xoá nợ thuế sẽ hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho người nộp thuế gặp những vấn đề khách quan, bất khả kháng. Và như vậy, theo Bộ Tài chính sẽ giúp người nộp thuế vượt qua thời kỳ khó khăn để phục hồi, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, làm tiền đề cho việc tăng thu ngân sách trong tương lai.

Bộ Tài chính cũng cho biết, việc ban hành Nghị quyết cơ bản sẽ không ảnh hưởng tác động tới thu, chi ngân sách và không làm thay đổi các cân đối lớn về ngân sách nhà nước.

"Các khoản nợ này tồn tại nhưng không còn đối tượng để thu, không có khả năng thu được và hàng năm không thực hiện giao dự toán thu đối với các khoản nợ này", cơ quan này cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.