Đến 2020 toàn bộ các địa điểm mua bán chấp nhận thanh toán thẻ có khả thi?

Việc thanh toán không dùng tiền mặt đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia cũng như cho doanh nghiệp và cá nhân về mặt thời gian, tiền bạc… Tại Việt Nam, Thủ tướng đã phê duyệt đề án phát triển thanh toán
Đến 2020 toàn bộ các địa điểm mua bán chấp nhận thanh toán thẻ có khả thi?

Theo đó, mục tiêu đến cuối năm 2020 tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%.

Việc thúc đẩy thanh toán điện tử trong thương mại điện tử cũng như thực hiện mục tiêu của Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020 đề ra 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng.

Để thực hiện các mục tiêu đã nêu ra, một trong các giải pháp của Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 là nghiên cứu triển khai một số biện pháp hành chính kết hợp với các biện pháp khuyến khích về lợi ích kinh tế nhằm phát triển thanh toán điện tử.

Theo đó, Chính phủ sẽ nghiên cứu, ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích thanh toán điện tử trong việc: thu, nộp thuế; giao dịch thương mại điện tử; thu phí, lệ phí, thủ tục hành chính; thanh toán cước, phí cho các dịch vụ thường xuyên, định kỳ như: điện, nước, điện thoại, Internet, truyền hình cáp; triển khai ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử mới; khuyến khích các cơ sở bán lẻ hàng hóa, dịch vụ chấp nhận và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử và hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán điện tử trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ. 

Theo một kết quả khảo sát về thái độ thanh toán của người tiêu dùng do Visa thực hiện vào tháng 10-2016, 70% người tham gia khảo sát cho biết phương thức thanh toán điện tử được ưa chuộng hơn so với phương thức thanh toán truyền thống. Trong tổng số 500 người được khảo sát có thu nhập từ 5 triệu đồng/tháng trở lên, 29% người tham gia lựa chọn việc mang tiền mặt trong người ít hơn 5 năm về trước. 59% giải thích nguyên nhân do việc sử dụng thẻ nhiều hơn và 56% lo lắng về tính an toàn khi mang theo tiền mặt. Cũng theo khảo sát này, mức độ tin dùng thanh toán điện tử tại Việt Nam trong năm 2016 đã tăng 24% so với năm 2015.Số liệu thống kê của Vietcombank, một trong những ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam cho thấy doanh số thanh toán thẻ tín dụng tại ngân hàng này cũng chứng kiến sự tăng trưởng liên tục từ 1.185 triệu USD năm 2012 lên mức 3.165 triệu USD năm 2016.

Có thể thấy rằng thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng tất yếu của sự phát triển. Nắm bắt được xu hướng này, thời gian gần đây, rất nhiều ông lớn trong ngành ngân hàng tích cực triển khai các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.Hầu hết các ngân hàng thương mại đã thiết lập được hệ thống ngân hàng lõi (core banking), đồng thời phát triển hệ thống thanh toán nội bộ, tích hợp đa kênh thanh toán hiện đại từ thanh toán trên di động, trên Internet, dịch vụ tin nhắn chủ động.. đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Cũng theo số liệu thống kê từ Vietcombank, tổng số lượng giao dịch của các kênh thanh toán điện tử qua Mobile banking, Internet banking và SMS bankingđã không ngừng tăng trưởng trong vài năm trở lại đây, từ 34 triệu giao dịch năm 2015 tăng lên mức hơn 60 triệu năm 2016 (tương ứng 176% tăng trưởng). Riêng nửa đầu năm 2017, con số này đã đạt mức hơn 36 triệu giao dịch, bằng 60% tổng mức của cả năm 2016. Cùng với đó, giá trị giao dịch cũng tăng từ mức gần 270 nghìn tỷ đồng năm 2015 lên mức gần 490nghìn tỷ đồng năm 2016 và đạt gần 300 nghìn tỷ đồng cho riêng nửa đầu năm 2017. Tốc độ tăng trưởng về giá trị giao dịch trong 3 năm lại đây đều ở mức 150% mỗi năm.

Bên cạnh những dịch vụ phổ biến, được khách hàng ưa thích nhưtrả lương qua tài khoản, nhiều ngân hàng đã hiện đại hoá các hệ thống thanh toán, từng bước tạo lập hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, các ngân hàng thương mại đã tích cực phối hợp với cơ quan thuế, hải quan, kho bạc nhà nước thực hiện hiệu quả việc thu, nộp ngân sách nhà nước (NSNN). Điển hình như trong thời gian qua, nhiều chi nhánh trong hệ thống Vietcombank đã triển khai ký kết hợp tác thu NSNN với Kho bạc Nhà nước (KBNN), Chi Cục thuế, Cục Hải quan tại nhiều tỉnh/thành trên cả nước, tạo kênh thanh toán tiện ích, hiện đại trong lĩnh vực công.Trong các năm gần đây, doanh số thu Ngân sách nhà nước tại Vietcombank liên tục tăng trưởng từ 83.230 tỷ VNĐ năm 2014 tăng lên 245.885 tỷ VNĐ năm 2016 trong đó phải nói đến sự đóng góp đáng kể của các kênh giao dịch hiện đại qua Internet banking hay nộp thuế điện tử.

Dịch vụ thanh toán tiền điện qua ngân hàng cũng là một trong những hình thức thanh toán chứng tỏ được sự ưu việt và tiện ích trong cuộc sống khi ngày càng nhiều khách hàng lựa chọn và tin dùng. Nhằm gia tăng tiện ích dịch vụ cho khách hàng khi tham gia sử dụng dịch vụ thanh toán tiền điện, từ nay đến hết 22/10/2017, Vietcombank triển khai chương trình khuyến mại “Thanh toán tiền điện – Vừa tiện vừa vui” trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, khi thực hiện giao dịch Thanh toán tiền điện trên các kênh của Vietcombank hay đăng ký sử dụng Ngân hàng trực tuyến VCB-iB@nking hoặc kích hoạt tính năng Nhận tin nhắn báo biến động số dư tài khoản/ thông báo giao dịch thẻ tín dụng SMS Chủ động, khách hàng có cơ hội nhận hàng nghìn quà tặng hấp dẫn, thiết thực gồm2.400 giải thưởng “Tri ân khách hàng” mỗi tháng trị giá 100.000VNĐ/giải và rất nhiều giải thưởng lớn với tổng giá trị lên tới gần 700 triệu đồng như: Ôtô Grand i10 1.2 AT 2017 (EU4), bếp từ hay máy rửa bát Teka.

Bên cạnh đó, thị trường dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt còn chứng kiến sự nổi lên của hình thức thanh toán qua các loại ví điện tử. Là một ngân hàng thương mại luôn đi đầu trong việc cung cấp các tiện ích gia tăng cho khách hàng, Vietcombank đã tích cực triển khai các dịch vụ như thanh toán ví điện tử Momo, nạp rút ví điện tử Payoo hay thanh toán thẻ qua di động Vietcombank – Moca.Với hình thức thanh toán này, khách hàng có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng và thuận tiện như mua vé xem phim, nạp thẻ điện thoại… Với nhiều tiện ích mang lại, dịch vụ thanh toán điện tử hứa hẹn sẽ còn bùng nổ trong thời gian tới.Thực tế hiện nay cho thấy, thị trường ví điện tử với sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp đã chứng tỏ được tiềm năngphát triển của mình. Tại Việt Nam, xu thế chung của thị trường đồng thời cũng đang tạo ra cơ hội cho các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ còn tiếp tục nở rộ trong tương lai gần.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...