Đến 2030, dệt may và da giày sẽ là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Đến 2030, Việt Nam sẽ phấn đấu đưa tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may và da giầy đạt 108 tỷ USD.

ngành dệt may và da giày

Tại "Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”, Việt Nam đặt mục tiêu: 

Phấn đấu giai đoạn 2021 – 2030, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may và da giày cả nước bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 6,8% - 7,0%/năm, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 đạt 7,2% - 7,7%/năm.

Phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may và da giày cả nước năm 2025 đạt 77 - 80 tỷ USD và năm 2030 đạt 106 - 108 tỷ USD.

Đến năm 2025, thu nhập bình quân của lao động trong doanh nghiệp ngành Dệt May và Da Giày đạt trên 90% mức thu nhập bình quân chung của lao động trong doanh nghiệp cả nước và phấn đấu giảm dần khoảng cách với mức bình quân chung cả nước.

Đến năm 2030, phấn đấu thu nhập của lao động ngành Dệt May và Da Giày đạt tương đương mức thu nhập của lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm dần khoảng cách với mức thu nhập bình quân chung của lao động trong doanh nghiệp cả nước.

Phấn đấu giai đoạn 2031 – 2035 Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may, da giày đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững; thời trang Việt Nam được ghi danh trên bản đồ thời trang thế giới với các sự kiện về thời trang thu hút được sự quan tâm và tham gia của các hãng thời trang nổi tiếng thế giới.

Mục tiêu tổng quát nhằm phát triển ngành Dệt May và Da Giày là ngành chủ lực về xuất khẩu của nền kinh tế; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm có chất lượng, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước; giữ vững vị trí trong nhóm các quốc gia sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt may, da giày hàng đầu thế giới.

Đến năm 2035, ngành Dệt May và Da giày Việt Nam phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất trong nước, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển được một số thương hiệu mang tầm khu vực và thế giới.

Chiến lược này cũng đặt rõ mục tiêu đưa ngành Dệt May, Da Giày phát triển theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa.

Xem thêm

Dệt may và da giày hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP

Dệt may và da giày hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP

TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế thế giới (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, lĩnh vực dệt may và da giày được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệ
Xuất khẩu dệt may năm 2023 kỳ vọng đạt 48 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may năm 2023 kỳ vọng đạt 48 tỷ USD

Hiệp hội Dệt may Việt Nam đưa ra 2 kịch bản xuất khẩu dệt may năm 2023. Trong đó kịch bản tích cực là xuất khẩu dệt may có thể đạt 47- 48 tỷ USD và kịch bản kém tích cực hơn là đạt khoảng 45 - 46 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...