Đến năm 2025, Khu Du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương trở thành khu du lịch quốc gia

Ngày 19/12, Thủ tướng Chính phủ ký văn bản phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia (DLQG) Lăng Cô - Cảnh Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030.
Đến năm 2025, Khu Du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương trở thành khu du lịch quốc gia

Theo quy hoạch, Khu DLQG Lăng Cô - Cảnh Dương nằm trong Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, thuộc thị trấn Lăng Cô và xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế có diện tích khoảng 9.490 ha. Trong đó, diện tích vùng lõi tập trung phát triển du lịch là 1.350 ha.

Về quan điểm, phát triển Khu DLQG Lăng Cô - Cảnh Dương trên cơ sở phát huy vị thế của Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, đầu mối du lịch biển từ cảng quốc tế Chân Mây, thế mạnh về tài nguyên du lịch biển, đảo, hệ sinh thái đầm phá độc đáo, núi rừng và thương hiệu “Vịnh Lăng Cô - thành viên câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới”.

Mục tiêu, đến năm 2025, Khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương trở thành điểm đến quan trọng hàng đầu của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút được các dự án đầu tư phát triển du lịch, đáp ứng các tiêu chí và được công nhận là Khu DLQG.

Phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương trở thành điểm đến mang tầm cỡ quốc tế.

Chỉ tiêu về khách du lịch: Đến năm 2025, đón trên 1,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 600 nghìn lượt. Phấn đấu đến năm 2030, đón trên 2,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 950 nghìn lượt.

Tổng thu từ khách du lịch: Đến năm 2025 đạt khoảng 3.400 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 7.000 tỷ đồng.

Nhu cầu buồng lưu trú: đến năm 2025 nhu cầu lưu trú khoảng 7.000 buồng; đến năm 2030 nhu cầu lưu trú trên 10.000 buồng.

Đến năm 2025 tạo việc làm cho 7.000 lao động trực tiếp. Phấn đấu đạt trên 12.000 lao động trực tiếp vào năm 2030.

Về định hướng, Khu DLQG Lăng Cô - Cảnh Dương sẽ phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo gồm: nghỉ dưỡng; sinh thái; du lịch golf, thể thao, vui chơi giải trí công nghệ cao và phát triển các sản phẩm du lịch phụ trợ.

Khu DLQG sẽ tập trung phát triển 8 phân khu du lịch chính. Trong đó, Phân khu du lịch đầm Lập An, tại Đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô (Phân khu A, diện tích khoảng 70 ha) là trung tâm dịch vụ du lịch của Khu DLQG Lăng Cô - Cảnh Dương, ưu tiên phát triển trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, ẩm thực.

Văn bản cũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế, các cơ quan liên quan triển khai thực hiện quy hoạch.

>> Phê duyệt quy hoạch phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...