DFC cấp khoản vay lên tới 200 triệu USD cho SeABank

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) được Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (DFC) cấp khoản vay lên tới 200 triệu USD nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp vừa và nhỏ và khủng hoảng khí hậu.
DFC cấp khoản vay lên tới 200 triệu USD cho SeABank

Ngày 14/6, Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (DFC) đã công bố thông qua khoản tài chính lên tới 1,4 tỷ USD cho 34 dự án ở các nước đang phát triển trên toàn thế giới. DFC là cơ quan độc lập của Chính phủ Hoa Kỳ chuyên cung cấp tài chính cho các dự án phát triển tư nhân có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và nhiều công cụ tài chính mới, có khả năng cho vay tài chính và tài trợ các giải pháp tín dụng.

Các khoản đầu tư của DFC trải rộng nhiều lĩnh vực như năng lượng, chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng quan trọng và công nghệ; đồng thời hướng tới cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại các thị trường mới nổi, tuân thủ các tiêu chuẩn cao và tôn trọng môi trường, nhân quyền và quyền của người lao động.

Theo công bố của DFC, trong quý 2/2022 Tập đoàn này đã thông qua nhiều hạng mục ưu tiên phát triển, chú trọng an toàn thực phẩm, biến đổi khí hậu, bình đẳng giới và mở rộng tiếp cận tài chính. Tổng các dự án được phê duyệt lên tới 1,4 tỷ USD cho 34 dự án, trong đó có 22 dự án hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân ở các nước đang phát triển tại Châu Phi, Châu Á, Đông Âu, Mỹ Latinh và Vùng Caribe.

Trong số này, SeABank là tổ chức tài chính duy nhất tại Việt Nam được DFC cấp khoản vay lên tới 200 triệu USD nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội gồm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và đẩy mạnh các dự án xanh vì môi trường, đối phó khủng hoảng khí hậu - một trong những chiến lược được SeABank ưu tiên phát triển.

Khoản vay của DFC cho SeABank sẽ giúp ngân hàng nâng cao khả năng tài chính để thực hiện tốt hơn các dự án đề ra, tập trung vào khoảng cách tín dụng, giải quyết sự cách biệt giữa nhu cầu tài chính của thị trường và nguồn tiền hiện có của nền kinh tế.

Trước khi nhận được khoản vay từ DFC, SeABank đã được Tổ chức tài chính quốc tế - IFC và 5 quỹ đầu tư quốc tế gồm Banque Internationale de Commerce-BRED, BlueOrchard Microfinance Fund, KASIKORNBANK PCL, OPEC và responsAbility Investments AG cấp gói tín dụng trị giá 220 triệu USD nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và tài trợ chống biến đổi khí hậu. Điều này thể hiện cam kết về chiến lược phát triển bền vững, khẳng định uy tín, hiệu quả triển khai các dự án hỗ trợ phát triển bền vững cũng như sự đánh giá cao của các tổ chức tài chính hàng đầu thế giới đối với hoạt động của SeABank.

Xem thêm

SeABank tăng vốn điều lệ lên 16.598 tỷ đồng

SeABank tăng vốn điều lệ lên 16.598 tỷ đồng

Ngày 20/4, được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) đã chính thức tăng vốn điều lệ lên 16.598 tỷ đồng thông qua việc chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
SeABank triển khai và áp dụng các chuẩn mực Basel III

SeABank triển khai và áp dụng các chuẩn mực Basel III

Ngày 19/5, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) đã tổ chức tọa đàm công bố kết quả triển khai và áp dụng các chuẩn mực Basel III vào hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...