ĐHCĐ bất thường Techcombank thông qua tăng vốn điều lệ lên 35 nghìn tỷ

Ngày 14/6, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, mã: TCB) tổ chức ĐHCĐ bất thường thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng, nâng vốn điều lệ lên mốc 34.965 tỷ đồng.
ĐHCĐ bất thường Techcombank thông qua tăng vốn điều lệ lên 35 nghìn tỷ

ĐHCĐ bất thường của Techcombank diễn ra ngày 14/6

Vào đầu tháng 6/2018, Techcombank đã chính thức niêm yết hơn 1,165 tỷ cổ phiếu TCB trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Hiện, ngân hàng có mức vốn điều lệ hơn 11.655 tỷ đồng. Với giá giao dịch cổ phiếu TCB hiện tại ở mức 105.000 đồng/CP – giá cao nhất nhóm cổ phiếu ngân hàng, vốn hoá thị trường Techcombank lên tới hơn 122,3 nghìn tỷ đồng.

Ngay sau niêm yết, ngân hàng tiếp tục họp ĐHCĐ bất thường để trình phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên mức 34.965 tỷ đồng từ nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Theo tờ trình của Hội đồng quản trị, Techcombank sẽ phát hành chia thưởng cổ phiếu với tỷ lệ 1:2 (mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 2 cổ phiếu mới). Tổng số lượng cổ phiếu phát hành thêm khoảng 2,33 tỷ cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ tăng thêm khoảng 23.311 tỷ đồng (tính theo mệnh giá cổ phần 10.000 đồng/CP).

ĐHCĐ bất thường sẽ uỷ quyền cho HĐQT thực hiện các thủ tục liên quan tới đợt phát hành cổ phiếu “khủng” này cũng như lựa chọn thời điểm phù hợp để tăng vốn theo đúng quy định của pháp luật. Dự kiến, ngân hàng sẽ hoàn tất các thủ tục tăng vốn điều lệ ngay trong tháng 7/2018 và dự kiến sẽ phát hành cổ phiếu vào quý 3/2018.

Nếu phát hành thành công, Techcombank sẽ nâng vốn điều lệ lên mức 34.965 tỷ đồng, tương ứng khối lượng hơn 3,49 tỷ cổ phiếu. Với kế hoạch phát hành chia thưởng “hậu hĩnh” cho cổ đông, Techcombank sẽ trở thành 1 trong 3 ngân hàng niêm yết có quy mô vốn điều lệ lớn nhất tại Việt Nam, vượt qua BIDV và gần bằng mức vốn điều lệ của Vietcombank- Nhà băng quy mô vốn lớn nhất hệ thống.

Đây được đánh giá là đợt tăng vốn lớn nhất trong ngành ngân hàng mà các nhà đầu tư, cổ đông Techcombank đều mong ngóng chờ đợi. Nói cách khác, sau 8 năm cổ đông “nhịn” cổ tức do ngân hàng muốn tập trung nguồn lực kinh doanh thì họ sẽ sớm được “hái quả ngọt” khi đầu tư giá trị vào cổ phiếu TCB.

Theo lãnh đạo Techcombank, phương án chia cổ phiếu lần này sẽ giúp ngân hàng có thêm nguồn vốn để tái đầu tư phát triển mạnh mẽ hơn trong các năm tới. Đồng thời, với nguồn cung lượng cổ phiếu lớn còn giúp tăng tính thanh khoản, tạo thuận lợi cho cổ đông và nhà đầu tư giao dịch trên sàn chứng khoán. Mục tiêu của đợt tăng vốn này một phần nhằm chia sẻ lợi ích với cổ đông qua việc chia lợi nhuận giữ lại, thặng dư vốn cổ phần và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.

Chia sẻ với cổ đông, Tổng Giám đốc Techcombank Nguyễn Lê Quốc Anh cho rằng, đây là thời điểm phù hợp để tăng vốn điều lệ vì ngân hàng vừa hoàn tất bán cổ phiếu quỹ cho các nhà đầu tư quốc tế và đã chính thức niêm yết trên sàn HOSE. Ngân hàng cũng đã dùng lợi nhuận giữ lại trong nhiều năm qua để thực thi chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016-2020, chú trọng xây dựng nền tảng vững chắc nhằm tạo ra doanh thu, lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

"Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào chiến lược phát triển ngân hàng nhằm đạt được kết quả kinh doanh đúng với mục tiêu tăng trưởng bền vững đã được HĐQT và cổ đông thông qua”, ông Quốc Anh khẳng định.

CEO Nguyễn Lê Quốc Anh chia sẻ bên lề đại hội 

ĐHCĐ bất thường đã biểu quyết thông qua tờ trình phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu chia thưởng năm 2018.

Trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu TCB vẫn giao dịch quanh vùng 105.000 đồng/CP, cao nhất nhóm cổ phiếu niêm yết. Sau đợt chia tách cổ phiếu 1:2 thì giá cổ phiếu TCB dự kiến sẽ được điều chỉnh giảm 3 lần so với thị giá tại thời điểm chốt quyền nhận cổ phiếu thưởng vào quý 3 tới đây.

Thông qua việc phát hành cổ phiếu lần này, Techcombank sẽ chuyển đổi nguồn vốn chủ sở hữu đang sẵn có (hiện VCSH lên tới hiện có 37.600 tỷ đồng) thành vốn đầu tư, kinh doanh, như: đầu tư phát triển hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại và xây dựng, trụ sở, mạng lưới, bổ sung vốn kinh doanh, đáp ứng tốt hơn các tiêu chí về an toàn hoạt động, nâng cao năng lực quản trị rủi ro hoạt động… Điều này có ý nghĩa lớn đối với ngân hàng đang chú trọng vào chiến lược “Lấy khách hàng là trọng tâm,” phát triển mô hình chuỗi giá trị và hệ sinh thái qua các mối hợp tác chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp hàng đầu.

Năm 2017, Techcombank ghi nhận tổng thu nhập hoạt động 16.300 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế (hơn 8.036 tỷ đồng, cao gấp 4 lần năm 2015). Techcombank ghi nhận hiệu quả hoạt động cao nhất trong ngành với tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình (ROAE) và lợi nhuận trên tài sản trung bình (ROAA) lần lượt là 23,84% và 2,09% (tính trên thu nhập hàng tháng và không gồm thu nhập bất thường).

Năm 2018, Techcombank đặt mục tiêu doanh thu tăng 20%; lợi nhuận trước thuế ở mức 10.000 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2017.

Tháng 4 này, hai tổ chức S&P và Moody’s nổi tiếng trên thế giới cũng đã đưa ra đánh giá độc lập và xác định vị thế dẫn đầu của Techcombank trong ngành ngân hàng trong nước bằng việc nâng xếp hạng tín dụng lên ngang bằng với mức xếp hạng của quốc gia. Điều này trùng hợp với kết quả đánh giá khảo sát của các tổ chức tư vấn hàng đầu thế giới như McKinsey hay Korn Ferry Hay Group, trong đó sức khỏe doanh nghiệp và mức độ hiệu quả nhân sự của Techcombank ở trong nhóm dẫn đầu trên thế giới trong ngành ngân hàng.

 >> Techcombank với thương vụ chào sàn tỷ đô: Trồng cây 10 năm tới ngày hái quả!

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...