ĐHĐCĐ Kienlongbank: Mục tiêu lãi trước thuế 700 tỷ

Trong năm 2023, KienlongBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 700 tỷ đồng, tăng 2,6% so với kế hoạch thực hiện năm 2022...
ĐHĐCĐ Kienlongbank

Ban chủ toạ ĐHĐCĐ KienlongBank 2023

Sáng 27/4, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank - Mã: KLB) đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 dưới hình thức trực tuyến. Đây cũng là Đại hội kết thúc nhiệm kỳ của HĐQT, BKS 2018 - 2022, ra mắt các thành viên nhiệm kỳ mới 2023 - 2027, định hướng chiến lược 5 năm tới.

Lãnh đạo KienlongBank cho biết, giai đoạn 2018 - 2022 nói chung và năm 2022 nói riêng, nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có. KienlongBank đã bám sát định hướng chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước, ứng biến linh hoạt trước các diễn biến của thị trường. Ngân hàng đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi hoàn thành mục tiêu kép về kế hoạch lợi nhuận năm được Đại hội Đồng cổ đông thông qua và chuyển đổi số thành công.

Kết thúc năm 2022, KienlongBank đạt gần 682 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, thực hiện 103% so với kế hoạch. Tổng thu nhập hoạt động tăng 294,4 tỷ đồng, tăng 12,70% so với năm trước. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 140,4 tỷ đồng, tức tăng 54,92% so với năm 2021.

Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản hợp nhất của KienlongBank ghi nhận gần 85.760 tỷ đồng. Tổng huy động vốn đạt 75.843 tỷ đồng. Tổng dư nợ tín dụng đạt hơn 45.498 tỷ đồng, tăng 16,12% so với năm 2021. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục kiểm soát dưới 1,18%.

Để đạt được thành quả trên, KienlongBank đã tích cực chuyển đổi thành công mô hình kinh doanh theo xu hướng kỷ nguyên số với chiến lược số hóa toàn diện: tiến hành chuyển đổi môi trường văn phòng số E-Office trên toàn hệ thống; hoàn thành chuyển đổi thành công hệ thống Core Thẻ Smart Vista tạo đà cho việc chuyển đổi thành công Core Banking. Đặc biệt, KienlongBank cũng đã hoàn thành việc áp dụng chuẩn mực Basel II trong quản trị rủi ro, củng cố nền tảng quản trị ngân hàng và quản trị rủi ro vững mạnh.

Theo lãnh đạo ngân hàng báo cáo tại ĐHĐCĐ Kienlongbank, những kết quả đạt được trong năm 2022 là nền tảng quan trọng để KienlongBank đề ra mục tiêu và kế hoạch hành động cụ thể cho năm 2023 – năm đánh dấu 28 năm  phát triển của Ngân hàng.

Theo đó, Ngân hàng đã xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh 2023 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 700 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng lên 86.000 tỷ. Tổng nguồn vốn huy động vốn đạt 78.000 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng tăng 15,39%, đạt mức 52.500 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 3%, đảm bảo tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

ĐHĐCĐ Kienlongbank
Các thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới (2023 - 2027)  ra mắt Đại hội

Cũng tại Đại hội, các cổ đông đã thực hiện bầu các thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023 - 2027. Như vậy, nhiệm kỳ mới của HĐQT KienlongBank sẽ gồm 07 thành viên và 03 thành viên Ban Kiểm soát.

Với mục tiêu đưa KienlongBank trở thành một ngân hàng số hiện đại, tiên phong trong lĩnh vực số hóa sản phẩm dịch vụ và cung cấp trải nghiệm ưu việt tới các khách hàng, đại diện KienlongBank nhấn mạnh sẽ tiếp tục đưa kênh số hoá và sản phẩm số hoá trở thành động lực chính cho sự tăng trưởng quy mô, hiệu quả. Ngân hàng cũng sẽ duy trì triển khai các sản phẩm số hóa tích hợp trên nền tảng sản phẩm số đơn lẻ để phát triển, ứng dụng công nghệ AI nhằm đáp ứng và hỗ trợ tối đa nhu cầu của khách hàng.

Với sự đồng lòng và nỗ lực quyết tâm của HĐQT, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới, cùng toàn thể CBNV trong toàn hệ thống, KienlongBank sẽ tập trung nguồn lực, hoàn thành kế hoạch kinh doanh được ĐHĐCĐ thông qua, đóng góp vì sự phát triển của KienlongBank, và giá trị lợi ích tối ưu của cổ đông.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...