Đi ngang trong thời gian dài, giá thép có thể tăng vào cuối năm?

Từ đầu năm 2023 đến nay, thị trường ngành thép gặp nhiều rào cản từ bối cảnh khủng hoảng chung trên toàn cầu…
giá thép

Từ đầu tháng 5 tới thời điểm hiện tại, giá thép xây dựng nội địa liên tục nằm trong trạng thái “ghìm giá”.

Tiêu thụ thép trong nước giảm mạnh

Tin từ Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, sau 6 lần điều chỉnh "chỉ biết tăng không biết giảm” hồi đầu quý 1 năm nay, giá thép trong nước hiện đã ghi nhận lần điều chỉnh giảm thứ 8 liên tiếp chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá thép xây dựng trong nước liên tục giảm trong thời gian gần đây là do nhu cầu tiêu thụ suy yếu và chi phí nguyên liệu đầu vào đã hạ nhiệt. Giá thép thế giới gần đây cũng giảm mạnh. Vì vậy, các doanh nghiệp trong ngành buộc phải giảm giá để kích cầu tiêu thụ.

Mới đây nhất là đợt giảm ngày 30/5, nhiều doanh nghiệp đã tiếp tục hạ giá thép thêm từ 200 đến 510 đồng/kg, chủ yếu ở dòng thép cuộn CB240. Thời điểm hiện tại, giá thép xây dựng nội địa dao động phổ biến từ hơn 14.100 đến 15.300 đồng/kg, thấp hơn khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy lượng thép xây dựng bán ra trong tháng 4 giảm hai chữ số, về mức thấp thứ hai kể từ năm 2022, dù giá liên tục giảm.

Cụ thể, lượng bán hàng thép xây dựng trong tháng 4 đạt hơn 735.000 tấn, giảm 17% so với tháng trước và 15% so với cùng kỳ. Từ năm 2022 đến nay, đây là mức tiêu thụ thấp thứ hai mà thị trường ghi nhận.

Tiêu thụ kém khiến sản xuất thép xây dựng cũng đình trệ hơn. Trong tháng 4, cả nước sản xuất hơn 710.000 tấn, giảm 22% so với tháng trước và 37% so với cùng kỳ. Đây là con số thấp nhất từ năm 2022 đến nay.

Từ đầu tháng 4 tới nay, giá thép đã ghi nhận 8 lần giảm giá đồng loạt. Hiện giá hai loại thép phổ biến CB240 và D10 CB300 đang về quanh mức gần 15 triệu đồng một tấn. Mặt bằng giá này tương đương mức nền hồi tháng 10 năm ngoái, thời điểm nhu cầu tiêu thụ thép bắt đầu suy thoái mạnh.

Nhu cầu giảm khiến cho các doanh nghiệp ngành thép  liên tục điều chỉnh giá bán thép. Các hãng thép như Hòa Phát, Việt Ý, Việt Đức, Thép Miền Nam, Việt Nhật, Pomina, Tung Ho đều tiến hành điều chỉnh giá bán thép. 

giá thép
giá thép
giá thép
giá thép
giá thép
giá thép
giá thép
giá thép

Có thể thấy, giá thép nội địa trong 30 ngày gần nhất chỉ ghi nhận sự sụt giảm và liên tục đi ngang. Tình trạng này diễn ra chung ở cả hai loại thép, thép cuộn CB240 và thép D10 CB300. 

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ yếu, động thái giảm giá bán của các doanh nghiệp chủ yếu đến từ yếu tố nguyên vật liệu hạ nhiệt. Việc Trung Quốc cho biết sẽ xem xét các biện pháp để kiềm chế giá quặng sắt, có thể giúp các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam giảm bớt một phần áp lực chi phí đầu vào. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ vẫn sẽ còn là thách thức lớn cho ngành.

Bên cạnh sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ thép, giá trị thép cũng giảm mạnh, đặc biệt là giảm về giá trị xuất khẩu.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tháng 4/2023 ngành thép có dấu hiệu khởi sắc khi xuất khẩu 973.549 tấn sắt thép, đạt 812 triệu USD. Nhưng, so với cùng kỳ năm 2022, dù lượng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam tháng 4/2023 tăng 0,4% nhưng lại giảm 19% về trị giá.

Đáng chú ý, lũy kế 4 tháng đầu năm nay, nước ta xuất khẩu 3,25 triệu tấn sắt thép, trị giá đạt 2,52 tỷ USD, tăng 0,6% về lượng nhưng lại giảm tới 23,6% về trị giá.

Dư địa giảm giá thép vẫn còn 

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), trong bối cảnh thị trường bất động sản dân dụng (chiếm tới 60% nhu cầu thép) chưa ghi nhận chuyển biến thực sự, dư địa giảm giá thép vẫn còn.

Như đã nói bên trên, hiện giá thép xây dựng nội địa dao động phổ biến từ hơn 14.100 - 15.300 đồng/kg, thấp hơn khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Lý giải nguyên nhân liên tiếp điều chỉnh giảm giá thép, MXV cho rằng, doanh nghiệp trong ngành buộc phải giảm giá chung với đà giảm của thế giới để kích cầu tiêu thụ. Hiện, giá thép cây giao dịch trên Sở Giao dịch Thượng Hải thấp hơn khoảng 26% so với mức đỉnh vào tháng 3.2023 và thấp hơn gần 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặt khác, giá các loại nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất thép cũng đang trong xu hướng giảm, đồng thời nguồn cung thép cũng đang khá dồi dào và tình hình hàng tồn kho còn lớn.

Giá than mỡ luyện cốc hiện cũng giảm khoảng 60% so với giá than cốc cao nhất ghi nhận vào hồi cuối quý 1/2022. Giá thép phế liệu nội địa cũng điều chỉnh giảm từ 400 đến 600 đồng/kg, giữ mức 8.800 đến 9.200VNĐ/kg.

MXV cho biết thêm, xét về nhu cầu, hiện mức tiêu thụ các sản phẩm thép trong nước tiếp đà suy yếu. Lượng thép xây dựng bán ra trong tháng 4/2023 giảm hai chữ số, về mức thấp thứ hai kể từ năm 2022, dù giá liên tục giảm.

Tính chung 4 tháng đầu năm nay, sản xuất thép thành phẩm đạt hơn 8,8 triệu tấn, giảm 22,4% so với cùng kỳ năm 2022; tiêu thụ thép thành phẩm đạt 8,1 triệu tấn, giảm 23,1% so với cùng kỳ.

Nhu cầu tại các thị trường lớn của xuất khẩu thép Việt Nam như EU, Mỹ cũng được đánh giá kém tích cực khi mặt bằng lãi suất duy trì ở mức cao. Theo đó, trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam giảm 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong giai đoạn nửa cuối năm, những khó khăn về mặt tiêu thụ vẫn sẽ tồn tại. "Ngành thép sẽ cần thêm thời gian để hồi phục khi thị trường bất động sản dân dụng (chiếm tới 60% nhu cầu thép) chưa ghi nhận nhiều biến chuyển thực sự. Điều này khiến giá sắt thép trong nước tiếp tục gặp áp lực và dư địa giảm giá vẫn còn", MXV dự báo.

Giá sắt thép xây dựng đang trải qua những đợt giảm và chững lại, khó tăng trở lại trong thời gian ngắn, ngành thép đang chờ đợi sự phục hồi vào năm 2024.

Trong thời gian chờ đợi này, các chuyên gia trong ngành thép cho rằng doanh nghiệp trong ngành cần tìm cách tăng cường năng suất, quản lý cung cầu một cách cân đối cũng như tìm kiếm cơ hội phát triển mới để vượt qua khó khăn và đảm bảo sự bền vững trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm