"Điểm tối" trong quản lý doanh nghiệp FDI: NSNN thất thu hàng chục nghìn tỷ đồng

Hiện tượng các DN FDI kê khai, báo lỗ đã khá phổ biến, chiếm khoảng 50% tổng số DN FDI đang hoạt động trên cả nước. Thực tế này đã bộc lộ rõ nhiều vấn đề tiêu cực, hạn chế của khu vực FDI. Bên cạnh đó, NSNN thất thu hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm.
"Điểm tối" trong quản lý doanh nghiệp FDI: NSNN thất thu hàng chục nghìn tỷ đồng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng phải kể đến hành vi “chuyển giá”. Thậm chí có tình trạng nhiều nhà đầu tư tìm cách chuyển giao những máy móc đã lạc hậu cho các nước nhận đầu tư (trong đó có Việt Nam). Hậu quả của việc này là giá trị thực của những máy móc chuyển giao rất khó xác định, gây tổn hại môi trường sinh thái, chất lượng sản phẩm thấp, chi phí sản xuất cao… Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư FDI và vai trò của Kiểm toán Nhà nước”. 

Tại Hội thảo, lãnh đạo KTNN chỉ ra các hạn chế trong quản lý các dự án FDI thời gian qua như: Chưa nhất quán giữa mục tiêu và biện pháp thực hiện thu hút FDI; các chính sách ưu đãi thu hút FDI được áp dụng chung cho toàn bộ các tỉnh thành, chưa dựa trên lợi thế cạnh tranh, đặc thù của mỗi địa phương; chưa thực hiện đánh giá tác động đầy đủ của chính sách và chi phí lợi ích mà chính sách đạt được. Các thủ tục để được nhận ưu đãi chưa minh bạch…

Đưa dẫn chứng cụ thể, lãnh đạo KTNN cho biết, TPHCM có tới gần 60% trong số trên 3.500 doanh nghiệp FDI thường xuyên kê khai lỗ trong nhiều năm. Tỉnh Bình Dương, một trong những tỉnh thu hút được nhiều dự án FDI, cũng có đến 50% doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ giai đoạn 2006-2011. Một điều bất hợp lý là mặc dù thua lỗ liên tục và lỗ lớn nhưng doanh nghiệp FDI vẫn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.

Lãnh đạo KTNN chỉ ra ví dụ điển hình như trường hợp của Coca-Cola. Cụ thể, theo Cục thuế TP HCM, từ khi bắt đầu hoạt động ở Việt Nam năm 1992, Công ty Coca-Cola liên tục báo lỗ. Đến tháng 12.2012, tổng số lỗ lũy kế của Coca-Cola Việt Nam lên đến 3.768 tỉ đồng, vượt quá số vốn đầu tư ban đầu. Trong khi đó, sản lượng thực tế của công ty tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm và công ty mở rộng nhà máy sản xuất.

Hay như Metro Việt Nam, sau khoảng 12 năm hoạt động, đơn vị này đã 6 lần thay đổi giấy phép kinh doanh, nâng tổng vốn đầu tư tại Metro Việt Nam lên hơn 301 triệu USD. Tuy nhiên, Metro Việt Nam liên tục kê khai lỗ với số lỗ lũy kế lên đến 1.657 tỉ đồng và chỉ duy nhất năm 2010 là có lãi 173 tỉ đồng. Mặc dù lỗ, Metro Việt Nam vẫn tiếp tục mở thêm 19 điểm bán lẻ trên toàn quốc.

GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng thừa nhận về hiện tượng chuyển giá, hiện tượng doanh nghiệp FDI sử dụng máy móc, thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu gây nên tình trạng tiêu hao nhiều năng lượng. Thậm chí, có DN FDI đã lợi dụng sơ hở của cơ quan quản lý để gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, thậm chí đến mức nghiêm trọng. Bên cạnh đó là tình trạng tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp FDI có xu hướng gia tăng do xung đột về lợi ích giữa chủ doanh nghiệp với người lao động, một số chủ doanh nghiệp thiếu tôn trọng người lao động…

Sự gian lận của doanh nghiệp FDI đã gây thất thu cho ngân sách hàng chục ngàn tỷ đồng trong nhiều năm qua. Quy mô các khoản thu NSNN này không nhỏ khi các doanh nghiệp FDI đã chiếm tới khoảng 20% GDP, khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và chiếm trên 40% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu, gần 50% tổng kim ngạch nhập khẩu, chiếm khoảng 30% tổng thu.

Xem thêm

5 bài học quan trọng trong thu hút FDI

5 bài học quan trọng trong thu hút FDI

Nhìn lại những thành tựu cũng như những tồn tại, hạn chế qua 30 năm mở cửa, thu hút FDI, đặc biệt là đặt trong bối cảnh hiện nay, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, có thể rút r
Vẫn khó xử lý chủ dự án FDI bỏ trốn?

Vẫn khó xử lý chủ dự án FDI bỏ trốn?

Gần đây, một số chủ dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Đồng Nai đã bỏ trốn, để lại hậu quả nặng nề. Trong khi đó, hàng chục doanh nghiệp khác đang lỗ nặng, cần kiểm soát chặt để tránh diễn bi
Bộ Chính trị sẽ có một Nghị quyết về FDI

Bộ Chính trị sẽ có một Nghị quyết về FDI

Chiều 14/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành và địa phương để xây dựng Đề án “Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu h
Hai mặt của con số FDI tăng kỷ lục

Hai mặt của con số FDI tăng kỷ lục

Vốn FDI tăng mạnh và liên tục lập những kỷ lục mới, nguyên nhân là gì và cơ hội ra sao trong bối cảnh Việt Nam gia nhập nhiều FTA cũng như việc Trung Quốc – Mỹ chưa thể thoả hiệp trong cuộc chiến thươ

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…