Điều chỉnh giá xăng dầu: Các mặt hàng đồng loạt tăng

Sau kỳ điều chỉnh giá xăng dầu hôm nay (13/3/2023) mỗi lít xăng tăng 380-490 đồng, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt đắt thêm 240-720 đồng...

Dù sau điều chỉnh giá xăng dầu các mặt hàng tăng giá, nhưng Liên bộ Công Thương - Tài chính tiếp tục không chi sử dụng từ Quỹ bình ổn.

Theo điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính, các mặt hàng xăng, dầu (trừ dầu mazut) đều tăng giá. Giá thay đổi cụ thể như sau: Xăng RON 95-III có giá là 23.810, tăng 490 đồng; Xăng E5 RON 92 có giá là 22.800, tăng 380 đồng; Dầu diesel có giá là 20.500, tăng 250 đồng; Dầu hoả có giá là 20.710, tăng 240 đồng; Dầu mazut có giá là 15.270, tăng 720 đồng.

Kỳ điều hành hôm nay tiếp tục không chi sử dụng từ Quỹ bình ổn, thay vào đó, mức trích lập vào quỹ tăng 50-100 đồng với mỗi lít xăng; dầu diesel giảm 200 đồng, còn dầu hỏa và mazut giữ nguyên như kỳ điều hành lần trước.

Theo đó, mức trích lập vào Quỹ bình ổn với RON 95-III (loại xăng phổ biến trên thị trường) tăng từ 200 đồng lên 300 đồng một lít; E5 RON 92 tăng từ 250 lên 300 đồng. Mức trích lập với dầu diesel giảm từ 500 đồng về 300 đồng một lít.

Các mặt hàng đồng loạt tăng sau kỳ điều chỉnh giá xăng dầu ngày hôm nay
Các mặt hàng đồng loạt tăng sau kỳ điều chỉnh giá xăng dầu ngày hôm nay

Theo Liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng dầu thế giới 12 ngày qua tăng 2,3 – 6,8% tùy loại. Chẳng hạn, mỗi thùng xăng RON 92 (dùng để pha chế E5 RON 92) lên 96,36 USD. Xăng RON 95 vượt 100 USD một thùng, lên 100,25 USD, tức đắt gần 2,4% so với ngày 1/3. Trong khi đó, mỗi thùng dầu diesel tăng gần 1,8%, lên 104,33 USD. Mức tăng cao nhất là dầu mazut, hơn 6,8%, lên 453,49 USD.

Tại kỳ điều chỉnh giá xăng dầu ngày 1/3/2023, theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, các mặt hàng xăng, dầu (trừ dầu mazut) đều giảm giá...

Ngày 28/2/2023, tại Phiên giải trình về tình hình về thị trường xăng dầu và kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời gian qua, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc tính toán, xác định, điều hành giá xăng dầu trong nước theo đúng quy định tại Nghị định 83, Nghị định 95 của Chính phủ, bảo đảm phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới; sử dụng linh hoạt, hiệu quả công cụ Quỹ Bình ổn giá nhằm hạn chế mức biến động mạnh của giá xăng dầu trong nước so với biến động của giá thế giới.

Đồng thời, Bộ đã chủ động kiến nghị các cấp có thẩm quyền điều chỉnh giảm một số loại thuế trong cơ cấu giá xăng dầu nhằm kiềm chế tốc độ tăng giá xăng dầu trong nước, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh và sử dụng xăng dầu, Bộ trưởng - Nguyễn Hồng Diên nói.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...