Doanh nghiệp bất động sản mua cổ phiếu quỹ, ai được hưởng lợi nhất?

Một số doanh nghiệp thông báo muốn mua cổ phiếu quỹ. Trước đó, lãnh đạo doanh nghiệp này đã gia tăng tỷ lệ sở hữu. Phải chăng đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên?
Doanh nghiệp bất động sản mua cổ phiếu quỹ, ai được hưởng lợi nhất?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp bất động sản thông báo chính thức về mong muốn mua cổ phiếu quỹ.

Gần nhất, Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán: NLG) có văn bản Nghị quyết của Hội đồng Quản trị thông qua vấn đề mua lại cổ phiếu của chính mình. Thông qua chủ trương này, với tổng giá trị không vượt quá 1.000 tỷ đồng, trích từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối của công ty. Thời gian tới Chủ tịch Hội đồng quản trị chỉ đạo Ban giám đốc của Nam Long, tiến hành lập phương án chi tiết để trình Đại hội cổ đông phê duyệt và triển khai hoàn tất việc mua lại cổ phiếu của NLG. 

Trước đó, Tổng Công ty IDICO (mã chứng khoán: IDC) đã ban hành Nghị quyết số 44/NQ-TCT về việc chấp hành chủ trương mua lại cổ phiếu quỹ vào ngày 7/11. Sau đó, ngày 8/11 công ty đã có công bố gửi lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Công ty giao cho Ban Giám đốc xây dựng phương án mua lại cổ phiếu IDC để làm cổ phiếu quỹ và hoàn tất các thủ tục cần thiết để tổ chức việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản và thực hiện toàn bộ hồ sơ, thủ tục để hoàn thiện quy trình mua cổ phiếu đúng pháp luật. 

cổ phiếu quỹ
Biểu đồ chỉ số IDC từ đầu năm đến nay

Khi nhiều doanh nghiệp bất động sản mới chuẩn bị kế hoạch mua cổ phiếu quỹ thì Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (mã chứng khoán: SIP) đã thực hiên mua lại thành công 2 triệu cổ phiếu, tương đương tiền thực hiện mua lại là hơn 200 tỷ đồng. 

Một số doanh nghiệp bất động sản khác cũng công bố kế hoạch mua cổ phiếu quỹ gồm: Công ty Cổ phần Phú Tài (mã chứng khoán: PTB); Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán: KBC)...

Theo luật Chứng khoán 2019, công ty đại chúng thực hiện mua lại cổ phiếu của chính mình phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị tính theo mệnh giá số cổ phiếu được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phiếu.

Như vậy, khi doanh nghiệp thực hiện mua lại cổ phiếu quỹ, một mặt sẽ khiến lực cầu tăng lên, mặt khác nguồn cung cổ phiếu bị giảm xuống. Dĩ nhiên, khi cầu tăng và cung giảm, thị giá cổ phiếu sẽ tăng. Thực tế, việc mua lại cổ phiếu quỹ thường diễn ra khi giá cổ phiếu giảm sâu và ban lãnh đạo doanh nghiệp muốn đỡ giá.

Cũng theo Luật Chứng khoán 2019, doanh nghiệp muốn mua cổ phiếu quỹ phải có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua lại cổ phiếu. Tuy nhiên, như đã nói, việc mua cổ phiếu sẽ giúp thị giá cổ phiếu tăng, do đó thông thường cổ đông sẽ chấp thuận thông qua. 

Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là: Lợi ích có được chia đều cho các cổ đông, hay sẽ có xu hướng nghiêng về nhóm nhà đầu tư nào đó?

Thông thường, tiền để mua lại cổ phiếu quỹ sẽ đến từ các khoản lợi nhuận tích luỹ qua nhiều năm. Trong trường hợp doanh nghiệp không mua cổ phiếu quỹ, thì khoảng tiền này cũng sẽ được chia đều cho các cổ đông. Như vậy, việc doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ khiến giá cổ phiếu tăng cũng chỉ là cách cổ đông nhận lợi nhuận của khoản đầu tư theo một cách khác.

Còn về phía các lãnh đạo doanh nghiệp, chắc chắn họ sẽ thu về được nhiều lợi ích hơn. Bởi lẽ, lãnh đạo doanh nghiệp thường cũng là các cổ đông, thậm chí là cổ đông lớn. Theo đó, khi thị giá cổ phiếu tăng họ cũng sẽ là người được hưởng lợi.

Ngoài ra, có một điểm đáng chú ý, thời gian qua có một làn sóng bán giải chấp cổ phiếu của chủ các doanh nghiệp bất động sản. Hiểu đơn giản, chủ doanh nghiệp sử dụng lượng cổ phiếu thuộc sở hữu cá nhân để bảo đảm cho một khoản vay. Khi cổ phiếu giảm sâu, họ buộc phải đưa tiền cá nhân vào để bù đắp khoản thế chấp bị thiếu hụt hoặc chấp nhận bị giải chấp cổ phiếu.

Mặc dù không thể chắc chắn chủ các doanh nghiệp đang có ý định mua lại cổ phiếu quỹ như đã liệt kê bên trên có cầm cố lượng cổ phiếu cá nhân đang nắm giữ hay không. Song, trong trường việc cầm cố thực sự có thì việc giá cổ phiếu tăng cũng giúp họ phần nào.

Một điểm cần chú ý khác là, trước thông báo gom cổ phiếu quỹ, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã đăng ký tăng tỷ lệ sở hữu. Điển hình, tại NLG, Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Xuân Quang muốn mua 1 triệu cổ phiếu. Hai con trai của ông Quang đăng ký mua mỗi người 1,7 triệu cổ phiếu. Giám đốc đầu tư của công ty dự kiến mua 100.000 cổ phiếu, còn Giám đốc tài chính mua 30.000 cổ phiếu. Việc cổ phiếu tăng sẽ giúp họ củng cố lợi nhuận từ giao dịch tăng tỷ lệ sở hữu.

Với các lợi ích như trên, lãnh đạo doanh nghiệp mới là người thực sự có lợi nhiều nhất khi cổ phiếu quỹ được mua.

Xem thêm

Yeah1 thay đổi phương án mua cổ phiếu quỹ

Yeah1 thay đổi phương án mua cổ phiếu quỹ

CTCP Tập đoàn Yeah1 vừa ban hành Nghị quyết HĐQT về việc mua lại 3,12 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ thay thế cho phương án mua 600.000 cổ phiếu được ban hành trước đó
Yeah1 vẫn chưa thể mua cổ phiếu quỹ

Yeah1 vẫn chưa thể mua cổ phiếu quỹ

Theo thông báo mới nhất của Yeah1 gửi UBCKNN, kế hoạch và lộ trình cụ thể về việc mua cổ phiếu quỹ sẽ được công bố sau khi được ĐHĐCĐ tổ chức vào ngày 8/5 thông qua và nhận được sự chấp thuận của UBCK
Vinhomes đã hoàn thành mua cổ phiếu quỹ

Vinhomes đã hoàn thành mua cổ phiếu quỹ

Theo thống kê của Sở GDCK TP.HCM (HoSE), CTCP Vinhomes đã hoàn tất mua vào 60 triệu phiếu quỹ, còn Vincom Retail đã mua khoảng 80% lượng cổ phiếu quỹ đã đăng ký.
IDICO muốn mua cổ phiếu quỹ, giảm vốn điều lệ

IDICO muốn mua cổ phiếu quỹ, giảm vốn điều lệ

Tại thời điểm cuối quý III/2022, IDICO không có cổ phiếu quỹ nào. Công ty vừa công bố kế hoạch tổ chức lấy ý kiến cổ đông về việc mua lại cổ phiếu IDC làm cổ phiếu quỹ, giảm vốn điều lệ.

Có thể bạn quan tâm

Hai số phận khách hàng khi mua dự án họ GEM của Đất Xanh

Hai số phận khách hàng khi mua dự án họ GEM của Đất Xanh

Với dự án Gem Riverside tại thành phố Thủ Đức, Đất Xanh đơn phương hủy hợp đồng với khách hàng, trả tiền để lấy lại sản phẩm, còn với dự án Gem Sky World tại Đồng Nai, Đất Xanh lại không chịu trả tiền đã huy động trái phép của khách hàng và có ý buộc họ phải lấy sản phẩm...