Doanh nghiệp chuyển lãi thành lỗ sau soát xét: Một sự "lừa dối cổ đông"?

Đây là nhận định của các chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư khi nói về tình trạng hàng loạt doanh nghiệp đã giảm lãi, tăng lỗ hay thậm chí chuyển từ lãi sang lỗ sau hậu soát xét bán niên năm 2022.

Lãi "tự dưng" bốc hơi

Sau khi có sự vào cuộc của các đơn vị kiểm toán, cụ thể là hậu soát xét bán niên năm 2022, nhiều doanh nghiệp tăng lãi phi mã, nhưng cũng không ít doanh nghiệp đã "bốc hơi" lợi nhuận đến kinh ngạc, thậm chí lên đến vài chục phần trăm hay đảo chiều từ lãi chuyển thành lỗ. Các doanh nghiệp đã phải giải trình về sự chênh lệch quá lớn giữa kết quả kinh doanh ở báo cáo tự lập và báo cáo kiểm toán.

Cụ thể, tính đến ngày 13/9/2022, trên 3 sàn HOSE, HNX, UPCoM có tổng cộng 289 doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính kiểm toán có sự chênh lệch so với báo cáo tự lập. Với 105 doanh nghiệp tăng lãi, 125 doanh nghiệp giảm lãi, 30 doanh nghiệp tăng lỗ, 14 doanh nghiệp giảm lỗ, 14 doanh nghiệp có lãi chuyển thành lỗ và chỉ có 1 doanh nghiệp chuyển từ lỗ sang lãi.

Tên tuổi gây rúng động về sự biến động về lợi nhuận trong kỳ báo cáo vừa qua phải kể đến là Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC). Khi lợi nhuận sau thuế của KBC đã “bốc hơi” 2.256 tỷ đồng, chỉ còn số lẻ hơn 200 tỷ đồng. Không những thế, những khoản lợi nhuận khác cũng đã cắm đầu, rớt thảm hại từ 2.412 tỷ đồng với báo cáo tự lập xuống còn 13,7 tỷ đồng.

sau soát xét
Những doanh nghiệp lớn bị bêu tên chuyển lỗ sau soát xét bán niêm 2022

Xếp thứ hai về giảm lãi mạnh sau soát xét là Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (HOSE: VCG). Lợi nhuận sau thuế giảm 815 tỷ đồng so với báo cáo tự lập, tỷ lệ giảm tương đương 86%.

Một tên tuổi lớn nữa bị gọi tên là công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, MCK: PLX). Lợi nhuận sau thuế giữa niên độ sau soát xét của công ty đã âm gần 704 tỷ đồng, trong khi con số này của cùng kỳ năm 2021 là hơn 1.137 tỷ đồng.

Hay như Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HoSE: VJC) lợi nhuận sau thuế luỹ kế 6 tháng sau soát xét giảm tới 66% so với báo cáo tự lập, khi bị điều chỉnh từ 426 tỷ đồng xuống còn 145 tỷ đồng.

Không ít doanh nghiệp rơi vào tình cảnh “thê thảm” hơn sau soát xét, khi lỗ còn gánh thêm lỗ. Điển hình như CTCP VKC Holdings, lỗ chất thêm 166 tỷ đồng sau soát xét. Hay như CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG) cũng tăng lỗ thêm gần 63 tỷ đồng, lên 361 tỷ đồng sau soát xét.

Bi đát hơn là có những doanh nghiệp cạn kiệt sau soát xét, lãi biến mất không còn tăm hơi, chuyển thành lỗ thảm hại như TH1, SHS, DNM, TGG, POM, PHH, SD3... CTCP Xuất nhập khẩu tổng hợp 1 Việt Nam (UPCoM: TH1) lỗ ròng 130 tỷ đồng, thay vì lãi ròng hơn 22 tỷ đồng trong báo cáo tài chính tự lập.

Trong khi, Tổng CTCP Y tế Danameco (HNX: DNM) bị chuyển từ lãi gần 13 tỷ đồng thành lỗ ròng gần 26 tỷ đồng. Còn Công ty Cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội (HNX: SHS) với báo cáo tài chính tự lập lãi 32 tỷ đồng, nhưng sau soát xét biến thành lỗ 68 tỷ đồng.

Đơn vị soát xét còn phát hiện Công ty Cổ phần Hồng Hà Việt Nam (UpCOM: PHH) đã lỗ 4 tỷ đồng, chứ không phải lãi 17 tỷ đồng như báo cáo.

Chưa dừng ở đó, có những doanh nghiệp còn khiến kiểm toán ngán ngẩm, từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính soát xét bán niêm 2022. Đầu tiên phải kể đến là Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (UPCoM: PVX). Hay như CTCP Xây lắp Dầu khí Miền Trung (UPCoM: PXM) đã không phản ánh trung thực tình hình tài chính của công ty.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
Lợi nhuận sau thuế giữa niên độ sau soát xét của Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, MCK: PLX) đã âm gần 704 tỷ đồng

Trong bức tranh gam màu tối sau soát xét thì cũng đã có những doanh nghiệp khởi sắc, khiến các nhà đầu tư lấy lại lòng tin khi có 105 doanh nghiệp tăng lãi, thu nhỏ lỗ. Nhưng cũng chỉ duy nhất có một đơn vị trên sàn chuyển lỗ thành lãi, đó là CTCP ANI (HNX: SIC).

Công ty này báo lỗ gần 3 tỷ đồng, nhưng sau soát xét, kiểm toán điều chỉnh bút toán ghi nhận lãi hơn 3 tỷ đồng từ giao dịch mua rẻ từ Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Phú Vinh và Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Phú Cường.

Doanh nghiệp "cố tình lừa dối" các nhà đầu tư?

Dường như câu chuyện thay đổi lợi nhuận đáng kể sau soát xét vẫn luôn diễn ra bao năm nay... Theo quy định, các doanh nghiệp có sự chênh lệch giữa kết quả kinh doanh ở báo cáo tự lập và báo cáo kiểm toán phải giải trình nguyên do thay đổi, song những biến động này đã diễn ra và ảnh hưởng trực tiếp tới nhà đầu tư và cổ đông.

Ví dụ như khi doanh nghiệp bất ngờ thua lỗ sau kết quả soát xét, hàng loạt cổ phiếu của doanh nghiệp đó đã bị cắt margin, điển hình như SHS, TVC, APS, L14,...

"Điều này có thể thấy, các cơ quan quản lý nhà nước đã bỏ rơi chuyện này quá lâu, nhiều trường hợp trở tay không kịp. Nó sẽ cực kỳ có hại cho nền kinh tế khi luồng tiền đáng nhẽ ra phải đi vào sản xuất, thì lại chỉ đổ vào bất động sản và chứng khoán,... tạo giá chỉ ảo, bong bóng", chuyên gia kinh tế TS. Bùi Trinh nhận xét.

Theo TS. Bùi Trinh, các doanh nghiệp bị soát xét đều là doanh nghiệp lên sàn, nên việc chế báo cáo tài chính, tạo báo cáo tài chính đẹp chỉ để nhằm "lừa" các nhà đầu tư, có cơ hội vay vốn ngân hàng,... Đây chính là một sự "lừa đảo", càng nguy hiểm đối với quốc gia.

sau soát xét
Chuyên gia kinh tế TS. Bùi Trinh

Chưa kể, hầu hết các doanh nghiệp bị "bêu tên" lại là những tên tuổi lớn, có sự ảnh hưởng nhất định tới lĩnh vực, ngành nghề hay nền kinh tế đất nước. Như vậy, nó đang tạo ra một phần bong bóng, chứ không phải giá trị thực. Về lâu dài, khi luồng tiền này chỉ đổ vào chứng khoán và bất động sản thì sẽ rủi ro về lạm phát rất cao.

"Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm với cổ phiếu của những doanh nghiệp báo cáo láo, giải quyết ra sao cho các nhà đầu tư đã đầu tư vào những cổ phiếu này?", chuyên gia kinh tế Bùi Trinh nêu vấn đề.

Còn theo ý kiến của lãnh đạo một ngân hàng lớn cho biết, do diễn biến kinh doanh của một số doanh nghiệp cố tình cung cấp các báo cáo với các số liệu phản ảnh không trung thực. Đưa lên thông tin lên thị trường nhằm hút các nhà đầu tư đến với cổ phiếu của mình. Ngoài ra, họ muốn thu hút vốn ở những kênh khác, ví dụ như vay vốn ngân hàng, các tổ chức tín dụng,...

"Nhưng từ cuối năm 2021, các cơ quan quản lý siết chặt việc quản lý tài chính khiến các doanh nghiệp bị lộ kết quả yếu kém. Các cơ quan kiểm toán cũng không dám bao che như trước nên càng lộ", vị lãnh đạo này cho hay.

Hệ quả, gây mất lòng tin đối cho các nhà đầu tư đối với các thông số, số liệu mà các doanh nghiệp này đưa ra. Gây hoang mang và mất lòng cho các quản lý, hay những đơn vị tổng hợp số liệu để báo cáo đưa ra thị trường nhằm đánh giá và đưa ra những phương án kinh doanh, dự phòng cho tương lai. Khiến những có quan này dễ đưa ra báo cáo sai về tình hình nền kinh tế.

Đáng nói, nó phản thực trạng sức khoẻ yếu kém của nhiều doanh nghiệp có tên tuổi trên cả nước, làm ảnh hưởng một phần tới sự phát triển bền vững của nền kinh Việt Nam. Nó cũng nói lên tình trạng buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng để xảy ra tình trạng đau lòng trên.

"Thời gian qua, các cơ quan quản lý đã có những quy định kiểm soát vấn đề này, nhưng chúng ta cần có những chế tài chặt chẽ hơn nữa để thanh lọc những doanh nghiệp làm ăn gian dối, yếu kém. Đồng thời thúc đẩy những đơn vị kinh doanh trung thực. Có làm như vậy thì nước ta mới mong vươn ra thế giới", vị lãnh đạo ngân hàng nói.

Xem thêm

Ba cổ phiếu họ Lilama bị cắt margin sau soát xét

Ba cổ phiếu họ Lilama bị cắt margin sau soát xét

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo đưa 3 cổ phiếu họ Lilama gồm L43 (CTCP Lilama 45.3), L61 (CTCP Lilama 69-1) và L62 (CTCP Lilama 69-2) vào danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ.
Icapital bất ngờ giảm lỗ sau soát xét

Icapital bất ngờ giảm lỗ sau soát xét

Sau khi soát sét, lỗ ròng bán niên 2022 của Công ty CP Đầu Tư Icapital (HOSE: PTC) giảm 2.34 tỷ đồng, từ gần 18 tỷ đồng xuống còn hơn 15 tỷ đồng sau soát xét.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...