Doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ cao sẽ được "ưu ái" tại các KCN

Muốn dẫn đầu cả nước về doanh thu công nghiệp ICT nên trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tích cực kêu gọi, thu hút đầu tư vào hạ tầng công nghiệp, kêu gọi các doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ cao vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ cao sẽ được "ưu ái" tại các KCN

Hà Nội luôn là địa phương dẫn đầu cả nước về doanh thu công nghiệp ICT, với 6.000 doanh nghiệp CNTT trên địa bàn và có 2/5 khu công nghiệp CNTT tập trung của cả nước. Nhiều sản phẩm công nghệ cao, thiết bị thông minh được sản xuất tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Hạ tầng khu, cụm công nghiệp tiếp tục được phát triển; đã có 17 khu công nghiệp, khu công nghệ cao; 70 cụm công nghiệp đang hoạt động ổn định; 43 cụm công nghiệp thành lập mới. Tiểu thủ công nghiệp được khuyến khích, hỗ trợ phát triển, đã có 1.350 làng nghề, thu hút hàng chục nghìn lao động.

Về hoạt động thương mại, giai đoạn 2016-2020, đạt mức tăng trưởng khá, giá trị tăng thêm ngành bán buôn, bán lẻ đóng góp ngày càng cao vào mức tăng trưởng chung GRDP Thành phố. Cụ thể, năm 2016 đóng góp 0,74 điểm % vào mức tăng 7,16% của GRDP (chiếm 10,4%); đến năm 2019 đóng góp 0,9 điểm % vào mức tăng 7,63% của GRDP (chiếm 11,7%); năm 2020 tăng 8,84% đóng góp 0,81 điểm % vào mức tăng 3,98 của GRDP (chiếm 20,35%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng bình quân 10,54%/năm.

Do ảnh hưởng của COVID-19 làm đứt gãy thị trường tiêu thụ toàn cầu làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Thành phố, nhờ các chính sách linh hoạt cùng sự chỉ đạo quyết liệt của Thành phố, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực và duy trì được mức tăng trưởng dương 1,8%. Trung bình 5 năm (2016-2020) kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 8,8%, cao hơn 1,68 lần giai đoạn 2011-2015 (5,25%).

Cùng với đó, hạ tầng thương mại trên địa bàn được quan tâm phát triển, trên địa bàn Thành phố hiện có 28 trung tâm thương mại, 142 siêu thị; 1.840 cửa hàng tiện ích, địa điểm kinh doanh thực phẩm; 455 chợ; 494 cửa hàng xăng dầu; 2 cảng cạn ICD và hệ thống các kho, bãi container nhỏ phục vụ hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa,…

Trong thời gian tới, Sở Công Thương sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ cũng như tích cực kêu gọi, thu hút đầu tư vào hạ tầng công nghiệp, kêu gọi các doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ cao vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...