Doanh nghiệp đau đầu vì lãi suất bất ngờ tăng

Các doanh nghiệp đang chịu lãi suất vay khoảng 8,5%/năm từ khối ngân hàng thương mại cổ phần. Với những doanh nghiệp mà khoản vay lên tới cả chục tỉ đồng thì áp lực trả lãi hằng tháng rất đau đầu.
Doanh nghiệp đau đầu vì lãi suất bất ngờ tăng

Lãi suất năm nay dự tính sẽ cao hơn năm ngoái

Lãi suất liên ngân hàng những ngày gần đây có xu hướng tăng mạnh với biên độ từ 0,82% đến 1,28%. Đây cũng là đợt tăng đáng kể đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết.

Cụ thể, lãi suất trung bình kỳ hạn qua đêm tăng 1,28%, đạt mức 4,01%/năm; kỳ hạn một tuần tăng 1,14%, đạt 4,13%/năm; kỳ hạn hai tuần tăng 0,82% lên mức 4,02%/năm.

Tăng bất ngờ

Việc bật tăng trở lại của lãi suất liên ngân hàng là diễn biến tương đối bất ngờ. Tuy nhiên, theo phân tích của Công ty Chứng khoán Bảo Việt, tính thanh khoản hệ thống dồi dào sẽ tiếp tục là yếu tố hỗ trợ quan trọng giúp lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt trong 1-2 tuần tới.

Trong khi đó tại một số ngân hàng thương mại, lãi suất huy động cũng tăng 0,3%-0,5%/năm. Đơn cử hiện Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân (NCB) đang niêm yết lãi suất huy động ở mức 7,3%/năm kỳ hạn một năm và 8%/năm đối với kỳ hạn hai năm. Mức lãi suất này cao hơn 0,8%/năm so với mặt bằng chung áp dụng cho khoản tiền gửi cùng kỳ hạn.

Trước đó, nhiều ngân hàng đã đồng loạt tăng thêm 0,1%-1,2% mỗi năm cho tiền gửi VND ở một số kỳ hạn ngắn.

Một nhân viên tư vấn tại Ngân hàng Techcombank cho biết: “Hiện lãi suất cho vay thông thường đối với khoản vay có thế chấp là 8,99% áp dụng cho ba tháng đầu tiên; từ tháng thứ tư trở đi, mức lãi suất dao động trong khoảng 12%-13%/năm tùy theo tài sản thế chấp của khách hàng”.

Như vậy, mức lãi suất cho vay như trên hiện đã cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái 1%-2%/năm. Giả sử khách hàng vay tại Techcombank một khoản trị giá 500 triệu đồng, tiền lãi hằng tháng phải trả đã là hơn 5 triệu đồng.

Ông Hoàng Quang Đông, Giám đốc Công ty Hoàng Minh Châu, cho biết hiện đang vay với lãi suất 8,5%/năm tại một ngân hàng thương mại cổ phần. Với những người khi đi vay thông thường thì áp lực tới kỳ hạn trả nợ cũng đã nặng nề. Còn với những doanh nghiệp mà khoản vay lên tới cả chục tỉ đồng thì áp lực trả lãi hằng tháng càng khiến họ đau đầu.

“Chính vì thế, trước động thái tăng lãi suất huy động của một số ngân hàng khiến các doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi phải đối diện với nỗi lo về việc trong tương lai gần có khả năng sẽ phải trả thêm lãi suất khi vay”.

Khó kìm chân lãi suất cho vay

Nhiều chuyên gia cùng có chung nhận định lãi suất cho vay năm nay khó giảm, thậm chí dự báo sẽ tăng hơn so với năm ngoái. Bởi để cho vay với lãi suất thấp, ngân hàng phải có nguồn đầu vào thấp, tức giá vốn thấp. Nhưng hiện nay giá vốn thấp đang là điều khó khăn với các ngân hàng.

Tổng Giám đốc Ngân hàng Eximbank Lê Văn Quyết cho biết chủ trương của ngân hàng này là cắt giảm các chi phí, qua đó tạo cơ hội giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ gánh nặng với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngoài ý muốn chủ quan còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố của nền kinh tế chứ không phải cứ muốn giảm lãi suất là làm được.

“Việt Nam là nền kinh tế mở nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố từ nước ngoài. Do đó giảm lãi suất thực sự là khó, nếu có giảm được cũng không nhiều và chỉ có thể tập trung cho một vài đối tượng khách hàng hoặc nhóm ngành nào đó chứ khó mà giảm đồng loạt được” - ông Lê Văn Quyết thừa nhận.

Đại diện một ngân hàng khác thì lý giải theo quy định tại Thông tư 06/2016 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong năm nay hệ số sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng từ mức 60% giảm xuống 50%. Vì thế, nếu muốn duy trì chỉ số này, các ngân hàng phải cơ cấu lại nguồn vốn, thậm chí có thể phải tăng lãi suất huy động vốn trung dài hạn.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, đánh giá trong thời gian qua có một số ngân hàng tăng nhẹ lãi suất huy động. Song việc điều chỉnh lãi suất này chỉ diễn ra ở một số ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ, không phản ánh xu hướng chung của cả hệ thống tín dụng.

Cũng theo ông Minh, trong thời gian tới, NHNN tiếp tục điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết thanh khoản hợp lý; điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ nhằm phấn đấu ổn định mặt bằng lãi suất.

“Bên cạnh đó, NHNN cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối vốn, giữ ổn định lãi suất huy động, tiết giảm chi phí hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Từ đó để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay” - ông Minh nói.

Ba lý do đẩy lãi suất tăng

Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo mặt bằng lãi suất huy động và cho vay sẽ tăng thêm 0,5%-1%/năm trong năm 2017. Có ba nguyên nhân khiến mặt bằng lãi suất khó có thể “nằm im”.

Thứ nhất, tín dụng được dự báo là sẽ vẫn duy trì ở mức cao (17%-18%/năm) nhằm mục tiêu hỗ trợ cho tăng trưởng. Thứ hai, lạm phát sẽ tiếp tục chịu áp lực gia tăng và đây là cơ sở để tăng lãi suất danh nghĩa.

Thứ ba, NHNN cần duy trì một độ rộng hợp lý cho lãi suất VND so với USD và việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến có thêm ba lần điều chỉnh lãi suất trong năm 2017 sẽ gây ra áp lực tăng lãi suất VND.

Thông tư 39/2016 của NHNN có hiệu lực từ ngày 15-3-2017 nêu rõ: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của người vay; trừ trường hợp cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng thì lãi suất thỏa thuận không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do thống đốc NHNN quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn.

Đây được xem là điểm mới về lãi suất cho vay.

Theo Thùy Linh/Pháp luật TP.HCM

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...