Doanh nghiệp góp ý "Đề án phát triển du lịch Lạng Sơn đến năm 2030"

Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và tư vấn Du lịch Việt Nam cho rằng, muốn phát triển du lịch Lạng Sơn cần có dự án trọng điểm và tuyến đường sắt liên vận để thu hút du khách…

Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và tư vấn Du lịch Việt Nam, ông Lưu Đức Kế là một chuyên gia trong lĩnh vực du lịch. Ông Lưu Đức Kế cũng có nhiều năm gắn bó với ngành du lịch Lạng sơn khi từng là Chủ tịch câu lạc bộ 10 công ty lữ hành đón khách du lịch Trung Quốc đường bộ qua cửa khẩu Hữu Nghị theo quy chế 849 của Bộ Công An trong hơn 10 năm.

Tại Hội nghị xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch HBA-VACOD-Lạng Sơn 2023 ngày 24/4/2023, ông Kế đã có tham luận “Giải pháp phát triển du lịch Lạng Sơn trở thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh (2025) và ngành kinh tế mũi nhọn (2030)”.

Trong đó, ông Lưu Đức Kế cho biết, “Đề án phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030” được UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt vào tháng 4/2021 đã phân tích đánh giá hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn về nguồn lực phát triển du lịch, gồm Tài nguyên du lịch, Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa - lịch sử (cả Tài nguyên văn hóa vật thể và Tài nguyên văn hóa phi vật thể); về hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất cho phát triển du lịch như hệ thống giao thông, hệ thống cơ sở lưu trú, cho đến các điểm đến tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm...

du lịch lạng sơn
Ông Lưu Đức Kế

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của một người có nhiều năm công tác trong ngành nghề du lịch, và cũng có nhiều năm gắn bó tác nghiệp tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn, ông Kế cho rằng, bên cạnh 10 giải pháp được đưa ra trong đề án, cũng cần lưu ý thêm các vấn đề về kế hoạch đầu tư và thu hút vốn trọng điểm.

Thứ nhất, ông Kế cho rằng cần nhận thức, xác định và quán triệt trong các cấp Lãnh đạo và toàn thể người dân của Tỉnh, coi du lịch thật sự là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Từ đó gấp rút hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách phù hợp, thích ứng, tương xứng, với yêu cầu nhiệm vụ của một ngành kinh tế mũi nhọn (Đóng góp GRDP từ 10% trở lên).

Thứ hai, cần quan tâm cơ chế chính sách và đầu tư cho đội ngũ quản lý ngành du lịch phải có tư duy, kiến thức về kinh tế. Phải biết cách biến tiềm năng du lịch thành giá trị kinh tế cao và bền vững.

Thứ ba, là thu hút đầu tư phát triển du lịch. Ông Kế cho rằng Lạng Sơn đã có được “đại bàng” -Tập đoàn Sun Group về “xây tổ” với dự án - khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn - dự án với tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng này là một trong 49 khu du lịch Quốc gia của cả nước, là biểu tượng, động lực cho phát triển du lịch của Lạng Sơn.

Ngoài dự án Mẫu Sơn, ông Kế cũng đề nghị Sun Group cũng tham gia tư vấn, đầu tư hệ thống đường cao tốc của tỉnh Lạng Sơn.

du lịch lạng sơn
Mô hình dự án sân golf Hoàng Đồng

Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn có một dự án du lịch tiềm năng là dự án Trung tâm thương mại Việt - Trung: Tổ hợp sân Golf, khách sạn 5 sao Hoàng Đồng của nhà đầu tư nước ngoài (Đài Loan). Dự án quy mô 2 tỷ USD này tuy đã được cấp phép từ năm 2010, nhưng tiến độ dự án hiện tại quá chậm, ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh và môi trường đầu tư du lịch của tỉnh.  Do đó, ông Kế đề nghị tỉnh có biện pháp, hành động quyết liệt đối với dự án này.

Dự án kế tiếp là Đề án phát triển thương mại, du lịch Tân Thanh được UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt từ tháng 7/2021. Dự án sẽ bao gồm các hạng mục: Vườn hoa Hữu nghị hai nước; Điểm du lịch Tâm linh; Khu mua sắm; phố ẩm thực; phố đi bộ; sân khấu biểu diễn ngoài trời; các biểu tượng của Lạng Sơn và Việt Nam... khu hợp tác thương mại, du lịch cho phép du lịch trải nghiệm hai nước...

Ông Kế cho rằng, Tân Thanh hiện đang là cửa khẩu phụ, nhưng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu này chiếm tới hơn 50% hàng hóa giao dịch giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Tây. Với dự án này thì cửa khẩu Tân Thanh sẽ xứng đáng nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế (hoặc cụm cửa khẩu quốc tế Hữu nghị), không chỉ đóng vai trò nhiệm vụ xuất nhập khẩu mà còn là cửa khẩu xuất nhập cảnh du lịch sầm uất của tỉnh Lạng Sơn.

du lịch lạng sơn
Lạng Sơn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch

Thứ tư, là Lạng Sơn điểm nối của hai hành lang kinh tế: Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam) và Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Thành Phố HCM - Mộc bài (Việt Nam).

Do đó, Lạng Sơn cần được quan tâm đầu tư xây dựng đường sắt liên vận quốc tế khổ 1.435mm (thay vì khổ 1m như hiện nay), với điểm nối là ga Đồng Đăng để đáp ứng nhu cầu hội nhập khu vực với quốc tế, nâng cao sức chuyên chở, tốc độ an toàn.

Nếu tận dụng tốt dự án đường sắt này, sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh thương mại và du lịch của Lạng Sơn nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Thứ năm, ông Kế cũng đề xuất Lạng Sơn nên nghiên cứu, đầu tư, quy hoạch để xây dựng hồ sơ đề nghị tổ chức UNESCO công nhận công viên địa chất Lạng Sơn trở thành công viên địa chất Toàn Cầu.

du lịch lạng sơn
Du khách tham quan công viên địa chất Lạng Sơn

Công viên địa chất Lạng Sơn có diện tích khoảng 3.900 km2, nằm trên địa bàn các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng và Hữu Lũng, có địa hình địa chất núi đá vôi trùng điệp, nhiều hang động kì vỹ, những dòng sông, hồ nước xanh ngát; các hóa thạch, Trầm tích biển, đá núi lửa...chứa giá trị to lớn về khảo cổ và văn hóa, đa dạng sinh học và các khoáng sản, đáp ứng điều kiện, tiêu chí thành lập công viên địa chất Toàn Cầu.

Ông Kế đánh giá, nếu Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn là một “Sapa” tại Đông Bắc, thì công viên địa chất Lạng Sơn trở thành công viên địa chất Toàn Cầu sẽ là một Hà Giang tại xứ Lạng.

Hai dự án này sẽ là trọng điểm ngành du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Lạng Sơn trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của cả nước và thế giới.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...