Doanh nghiệp ngành bảo hiểm tăng trưởng âm

Cả năm 2022, tốc độ tăng trưởng ngành bảo hiểm dự kiến chỉ đạt 10-14% so với năm 2021.

Trong 2 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng ngành bảo hiểm ngày càng giảm. Năm 2021 cũng chỉ đạt 24,98%, trong khi trung bình năm 2020 trở về trước là trên 30%.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do số lượng hợp đồng và phí bảo hiểm khai thác năm 2022 tăng trưởng âm 19,9% và âm 4,8% so với năm 2021.

Trong khi đó, doanh nghiệp ngành bảo hiểm đang phải chi trả phí lớn duy trì hệ thống.

Năm 2021 từng là năm thuận lợi của ngành bảo hiểm với tỷ lệ bồi thường chỉ 43,8% (giảm 13,6% và là mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua); tuy nhiên năm nay dự kiến tỷ lệ bồi thường có thể sẽ tăng trở lại về mức trung bình khoảng 53% (tăng 9,2%).

Doanh nghiệp ngành bảo hiểm đang tăng trưởng âm
Doanh nghiệp ngành bảo hiểm đang tăng trưởng âm

Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, với doanh thu phí chỉ đạt 16.169 tỷ - đây là năm đầu tiên ghi nhận tăng trưởng âm trong 10 năm qua, với mức tăng trưởng trung bình trên 10%/năm.

Trong khi đó, bảo hiểm sức khỏe tuy vẫn giữ được mức tăng trưởng dương nhưng vẫn là mức rất thấp nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng bình quân 10 năm qua luôn đạt trên 15%/năm.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm mạnh, dù lợi nhuận gộp đầu tư tài chính tăng. Trong đó, 6/11 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có lợi nhuận trước thuế “giật lùi” và 2 doanh nghiệp lỗ trong quý 3. 

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm mạnh còn từ bảo hiểm xã hội do rất nhiều doanh nghiệp nợ đọng chậm đóng, hoặc cố tình dây dưa. Từ tháng 7 đến tháng 10 vừa qua, hàng loạt người lao động xin rút bảo hiểm xã hội 1 lần.

Bên cạnh đó, biến động của thị trường chứng khoán cũng bào mòn lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm. Bảo Việt (BVH) ghi nhận lãi từ đầu tư cổ phiếu sụt giảm tới 73%, Bảo hiểm Ngân hàng BIDV(BIC) cũng ghi nhận mức giảm lên tới 68%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lộ diện 10 ngân hàng trả lương hậu hĩnh nhất quý 1/2025

Lộ diện 10 ngân hàng trả lương hậu hĩnh nhất quý 1/2025

Trong quý đầu năm nay, nhiều ngân hàng tư nhân đã vượt mặt nhóm Big4 về mức độ "chịu chi" cho nhân sự. TPBank tạo bất ngờ khi vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng, với chi phí bình quân cho mỗi nhân viên hơn 53 triệu đồng/người/tháng…

Danh tính của bạn “giá” bao nhiêu?

Danh tính của bạn “giá” bao nhiêu?

"Vô giá" – Tôi đoán đó là câu trả lời phổ biến của hầu hết những ai được hỏi. Tuy nhiên, dưới tác động của công nghệ Deepfake, AI hoặc điện toán lượng tử, bạn có biết danh tính của mình dễ bị tổn thương như thế nào trong thế giới hiện đại này không?...