Doanh nghiệp quốc tế rời Trung Quốc, "ai" hưởng lợi?

decoupling (1).jpg
11% doanh nghiệp châu Âu được khảo sát đã tái phân bổ đầu tư ra khỏi Trung Quốc, 12% doanh nghiệp Mỹ có lựa chọn tương tự

Các công ty phương Tây đang dần cách ly hoạt động tại Trung Quốc của họ khỏi căng thẳng gia tăng về thương mại và địa chính trị giữa Bắc Kinh và phương Tây, khi các chính phủ kêu gọi tăng cường “giảm rủi ro”.

"CÁCH LY" THAY "TÁCH RỜI"

Khái niệm này, đã thay thế cụm từ “tách rời (decoupling)” triệt để như một từ thông dụng ngoại giao trong năm nay, là một dấu hiệu cho thấy phương Tây đang tìm kiếm một cách tiếp cận ít mang tính đối kháng hơn trong việc quản lý quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, các doanh nghiệp vẫn chưa xây dựng được chiến lược rõ ràng để đảm bảo được vừa "cách ly" vừa "giảm thiểu rủi ro.

Trong khi một số ít công ty như nhà sản xuất đồ chơi Hasbro của Mỹ đã công bố kế hoạch ngừng sản xuất hoàn toàn ở Trung Quốc, đại đa số các doanh nghiệp vẫn đang cân nhắc các lựa chọn của họ, bao gồm từ thoái vốn một phần đến các quyết định trì hoãn đầu tư và các cách để giúp hoạt động tại Trung Quốc của họ không bị gián đoạn với mục đích chỉ phục vụ thị trường Trung Quốc.

Agedit Demarais, chuyên gia chính sách cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu, cho biết: “Châu Âu vẫn đang suy nghĩ về việc giảm thiểu rủi ro là gì và làm thế nào để triển khai nó trên thực tế”. “Trong năm qua, khu vực tư nhân đã nói đến nhiều hơn về chiến lược nội địa hóa như một hình thức giảm rủi ro, nhưng phải mất vài năm thì đầu tư mới có kết quả” bà Agedit Demarais chia sẻ.

Việc Bắc Kinh phong tỏa để ngăn chặn đại dịch và cuộc xung đột Nga - Ukraine đã khiến các nhà lãnh đạo phương Tây cảm nhận rõ hơn bao giờ hết về sự thống trị của Trung Quốc đối với các chuỗi cung ứng quan trọng. Ngày 25/9, ủy viên thương mại EU Valdis Dombrovskis cũng đã gặp các quan chức Trung Quốc để thảo luận về thâm hụt thương mại ngày càng tăng của EU với Trung Quốc và cuộc điều tra chống trợ cấp của EU đối với hàng nhập khẩu xe điện.

china1.jpeg
11% doanh nghiệp châu Âu được khảo sát đã tái phân bổ đầu tư ra khỏi Trung Quốc

Trên thực tế, đã có những dấu hiệu mới về sự thay đổi dài hạn trong sản xuất. Một báo cáo năm nay của Phòng Thương mại Châu Âu tại Trung Quốc cho thấy 11% doanh nghiệp châu Âu được khảo sát đã tái phân bổ đầu tư ra khỏi Trung Quốc, trong khi 22% đã quyết định hoặc đang xem xét chuyển dịch như vậy. Lần đầu tiên kể từ năm 2016, chưa đến một nửa số người được hỏi có kế hoạch mở rộng hoạt động tại Trung Quốc trong năm nay.

Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc cũng cho biết rằng 12% các tập đoàn Hoa Kỳ được khảo sát đang xem xét chuyển nguồn cung ứng của họ ra bên ngoài Trung Quốc, và 12% khác đã làm như vậy.

Trey McArver tại công ty tư vấn Trivium China cho biết: “Hầu hết các công ty không có lựa chọn thay thế nào ngoài Trung Quốc”, nhưng “họ phải tìm chiến lược hoạt động trong môi trường có rủi ro cao hơn nhiều”.

Apple và Intel đã phân bổ các khoản đầu tư trong tương lai sang các quốc gia khác bao gồm Ấn Độ hoặc Đông Nam Á trong khi vẫn duy trì các nhà máy ở Trung Quốc, trong chiến lược phòng ngừa rủi ro được gọi là “Trung Quốc cộng một”.

Nhưng chiến lược được cân nhắc nhiều nhất là “Trung Quốc phục vụ Trung Quốc”, theo đó các hoạt động của các nhà máy tại Trung Quốc được tổ chức lại để chỉ sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng tại chỗ.

TRUNG QUỐC PHỤC VỤ TRUNG QUỐC

Nhà sản xuất dược phẩm Anh-Thụy Điển AstraZeneca đang lên kế hoạch mở rộng chi nhánh tại Trung Quốc và niêm yết tại Hồng Kông, một phần để bảo vệ công ty trước các động thái pháp lý chống lại các công ty nước ngoài. Hướng dẫn mua sắm của chính phủ Trung Quốc có nghĩa là các cơ quan nhà nước, bao gồm cả bệnh viện, phải ưu tiên mua hàng từ các thương hiệu Trung Quốc.

“Trung Quốc phục vụ Trung Quốc” cũng liên quan đến việc nội địa hóa chuỗi cung ứng. Công ty dược phẩm Đức Merck cho biết rằng họ sẽ mở rộng chuỗi cung ứng tại Trung Quốc để giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu thô từ bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt là Mỹ, vốn dễ bị tác động bởi các lệnh trừng phạt qua lại.

Hiệp hội máy móc Đức VDMA cũng cho biết hơn 1/3 thành viên của hiệp hội đang tìm kiếm nhà cung cấp thay thế để họ có thể phục vụ cả thị trường Mỹ và Trung Quốc với các sản phẩm “trung lập” không có linh kiện Trung Quốc hoặc Mỹ.

Volkswagen, công ty phụ thuộc vào Trung Quốc với khoảng một nửa lợi nhuận, đã công bố khoản đầu tư trị giá 4 tỷ euro vào nước này trong năm qua. Ralf Brandstätter, thành viên hội đồng quản trị có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết, động thái này sẽ mang lại “quyền tự chủ và quyền ra quyết định ở Trung Quốc nhiều hơn bao giờ hết”. Ông cho biết thêm gần đây rằng doanh nghiệp Trung Quốc đang “dần dần trở thành trụ sở thứ hai” cho tập đoàn toàn cầu.

20230624_WBC580.png
Vốn FDI từ Mỹ vào Trung Quốc và ngược lại

Theo các giám đốc điều hành, trong khi Mỹ, Hà Lan và Nhật Bản áp đặt các lệnh trừng phạt đối với việc xuất khẩu thiết bị sản xuất chip công nghệ cao cho các tập đoàn Trung Quốc, một số khách hàng Trung Quốc muốn các sản phẩm không có linh kiện do nước ngoài sản xuất để tự bảo vệ mình trước các biện pháp tiếp theo trong tương lai.

Nhà sản xuất chip Pháp-Ý STMicroelectronics vào năm 2021 cũng đã tách bộ phận tiếp thị và bán hàng tại Trung Quốc khỏi phần còn lại của bộ phận châu Á-Thái Bình Dương, cùng với cơ cấu báo cáo, quản lý nhân viên và bảng lương.

Họ cho biết, quyết định này một phần nhằm mục đích giúp công ty dễ dàng mở rộng chi nhánh tại Trung Quốc hơn nếu cần. STMicroelectronics cho biết việc tái tổ chức được thiết kế “để cân bằng tốt hơn việc tập trung vào khách hàng và hỗ trợ của chúng tôi”.

Việc tập trung vào việc tuyển dụng người địa phương đã bắt đầu trong thời kỳ đại dịch, vì chính sách Zero Covid của Bắc Kinh đã ngăn cản các công ty đa quốc gia gửi người nước ngoài đến các doanh nghiệp Trung Quốc của họ. Đối với một số CEO nước ngoài đã ở Trung Quốc một thời gian dài, cuộc sống ở đó cũng trở nên khó khăn hơn.

Một CEO công nghệ châu Âu đang lên kế hoạch rời đi cho biết: “Tâm lý bài trừ người nước ngoài là tồi tệ nhất trong 30 năm tôi ở Trung Quốc”. “Tôi thường xuyên nhìn thấy cảm xúc này trên tin tức, trong các bình luận trên mạng xã hội, khi nói chuyện với mọi người và khách hàng. Tôi không thể bịt tai trước chuyện này được.”

China).jpeg
Các nước khu vực Đông Nam Á được lựa chọn nhiều nhất trong kế hoạch "cách ly" khỏi Trung Quốc của các doanh nghiệp quốc tế

Các công ty tư vấn như McKinsey và Boston Consulting Group nằm trong số các doanh nghiệp chọn cách tách biệt hệ thống CNTT Trung Quốc của họ. Đây là kết quả của luật bảo vệ dữ liệu và chống gián điệp ngày càng nghiêm ngặt, có nghĩa là các công ty phải có sự chấp thuận theo quy định để chuyển một lượng lớn dữ liệu ra khỏi Trung Quốc.

Samm Sacks, chuyên gia về chính sách mạng toàn cầu tại Trung tâm Paul Tsai Trung Quốc của Trường Luật Yale, cho biết: “Rủi ro” đến từ nhiều hướng. Bà trích dẫn “sự không chắc chắn trong chế độ dữ liệu mới của Bắc Kinh nhưng cũng là phản ứng trước căng thẳng Mỹ-Trung cũng như kế hoạch dự phòng cho những khủng hoảng địa chính trị có thể xảy ra”.

Để tuân thủ luật pháp Trung Quốc cũng như những lo ngại của trụ sở chính về hành vi trộm cắp dữ liệu, các công ty đã chuyển sang tạo ra các hệ thống CNTT dành riêng cho Trung Quốc - thường có nghĩa là các nhóm không thể sử dụng cùng một nền tảng để làm việc cùng nhau xuyên biên giới.

Duncan Clark, người đứng đầu công ty tư vấn BDA China, cho biết: “Trung Quốc ngày càng được coi là một thị trường đặc biệt, bao gồm lưu trữ dữ liệu, xuất khẩu dữ liệu và tiếp xúc với các CEO đến thăm - bao gồm cả các thiết bị họ mang theo bên mình”.

Giám đốc điều hành công nghệ châu Âu nói thêm: “Nếu Trung Quốc là một hầm chứa, thì việc kiểm soát thông tin nào đi vào và những gì rời đi sẽ dễ dàng hơn nhiều: Bạn chỉ cần một vài cánh cửa trên hầm chứa để kiểm soát”.

Thái Duy

Xem thêm

Động thái mới nhất của EU được xem như một nỗ lực để kìm hãm sự bành trướng của xe điện Trung Quốc

EU "ra đòn hiểm" đối với xe điện Trung Quốc

"Giá của chúng được giữ ở mức thấp một cách không tưởng nhờ những khoản trợ cấp khổng lồ của nhà nước. Điều này đang bóp méo thị trường của chúng tôi" Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...