Doanh nghiệp Việt cần một nền tảng mới để thực sự lớn!

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, những con số doanh nghiệp đăng ký mới chưa đủ để đánh giá về sự lớn lên của doanh nghiệp Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt cần một nền tảng mới để thực sự lớn!

Thưa ông, thị trường đang có vể hào hứng với những con số thống kê về doanh nghiệp thành lập mới. Năm 2016, kỷ lục về doanh nghiệp đăng ký mới trong một năm được xác lập, với khoảng 110.000 doanh nghiệp. Tháng 1/2017, số doanh nghiệp mới vẫn tiếp tục tăng cao…

Tôi vốn không đặt nhiều quan tâm vào các con số thống kê như vây, cũng không kỳ vọng doanh nghiệp sẽ tăng trưởng nhanh về số lượng trong bối cảnh hiện tại.

Tôi cũng mong muốn con số này cần được nhìn nhận một cách bình tĩnh. Muốn doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, lớn nhanh, theo tôi cần phải xác định nền tảng vững chắc, chứ không chỉ kỳ vọng doanh nghiệp lớn nhanh, tăng nhiều...

Vì sao vậy, thưa ông?

Doanh nghiệp Việt cần một nền tảng mới để thực sự lớn! ảnh 1

"Muốn doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, lớn nhanh, theo tôi cần phải xác định nền tảng vững chắc, chứ không chỉ kỳ vọng doanh nghiệp lớn nhanh, tăng nhiều..."

Chúng ta đang cần những doanh nghiệp gì trong lúc này? Đó là những doanh nghiệp sáng tạo, những doanh nghiệp sản xuất ra giá trị gia tăng, những doanh nghiệp thực sự lao động trên trí tuệ, công sức của mình để tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, giá trị cho xã hội. Đặc biệt là các doanh nghiệp này phải có năng lực cạnh tranh thực sự trên thị trường, để từ đó góp vào năng lực cạnh tranh quốc gia.

Để có được các doanh nghiệp này, nền tảng để họ phát triển là môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi cho sự phát triển theo hướng ủng hộ các doanh nghiệp sáng tạo, có năng lực cạnh tranh thực sự.

HIện tại, có vẻ như chúng ta chưa đạt được điều này. Môi trường kinh doanh hiện tại, dù đang được thúc đẩy cải cách theo hướng trên, nhưng vẫn còn nhiều dùng dằng, chưa dứt khoát trong tư duy xin – cho, doanh nghiệp làm thật vẫn khó khăn…

Thử xem một số động thái mới nhất trong năm 2017 đang khiến môi trường kinh doanh Việt Nam bị tối đi. Đó là dự thảo Nghị định về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại mà Bộ Công thương vừa trình Chính phủ.

"Trong lúc các doanh nghiệp phải căng mình để hội nhập, thì cơ quan quản lý nhà nước lại đưa ra danh mục 20 ngành nghề cấm doanh nghiệp tư nhân. Một văn bản vi hiến, vi phạm pháp luật mà vẫn đưa ra được thì nỗi lo về tư duy không thị trường của các cơ quan quản lý nhà nước là thực, chứ không phải lo ngại.

Rồi việc Hội đồng nhân dân TP. Hải Phòng đưa ra quy định thu phí hạ tầng cảng biển trong khu vực Hải Phòng cũng không thể hiểu nổi. Trong lúc Chính phủ, các địa phương bàn cách giảm chi phí cho doanh nghiệp, thì Hải Phòng lại dựng rào cản.

Rồi đến giờ, vẫn chưa có các hướng dẫn về điều kiện kinh doanh cho các ngành nghề kinh doanh có điều kiện có hiệu lực từ 1/1/2017…

Với nền tảng pháp lý này, thông điệp mà doanh nghiệp nhận được là sự không khớp giữa nói và làm. Các doanh nghiệp nào sẽ có lợi trong môi trường này, phải chăng là các doanh nghiệp thân hữu, các doanh nghiệp sống nhờ quan hệ… chứ không phải là các doanh nghiệp sáng tạo, dám thử nghiệm năng lực cạnh tranh của mình…

Vậy, theo ông, doanh nghiệp thực sự đang cần điều gì?

Họ cần Chính phủ kiến tạo, hành động, nhất quán trong lời nói và việc làm. Khi doanh nghiệp thấy quyền tự do kinh doanh được bảo đảm bảo vệ từ những văn bản thi hành thì họ mới thực sự tìm kiếm cơ hội từ sự sáng tạo, từ thị trương, từ hội nhập.

Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có một thế hệ doanh nghiệp thực sự đúng nghĩa, góp vào năng lực cạnh tranh chung của nền kinh tế để hội nhập quốc tế.

Xin cảm ơn ông.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...