Doanh nhân nữ “chung tay” vì một thế giới không rác thải

Trong khuôn khổ diễn đàn, các doanh nhân nữ đã cùng nhau ký “Cam kết hành động vì một thế giới không rác thải”, thể hiện lòng quyết tâm chung tay bảo vệ môi trường.
Doanh nhân nữ “chung tay” vì một thế giới không rác thải

Các doanh nhân nữ cùng nhau ký “Cam kết hành động vì một thế giới không rác thải”

Diễn đàn “Sáng kiến hành động vì một thế giới không rác thải” do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC), Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hiệp hội Nữ Doanh nhân Việt Nam và Công ty TNHH Nước giải khát Coca-cola Việt Nam tổ chức chiều nay (28/12), tại Hà Nội.

Diễn đàn đã thu hút sự tham dự của hơn 200 đại biểu là đại diện Bộ ngành, các tổ chức trong nước và quốc tế, lãnh đạo hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân nữ cấp quốc gia và cấp tỉnh/thành, doanh nhân nữ tiêu biểu. Đây là dịp để các chuyên gia, doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, bài học điển hình, các sáng kiến về bảo vệ môi trường, quản lý rác thải và các chương trình hỗ trợ cộng đồng.

Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

Báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết, mỗi năm lượng rác nhựa thải ra đủ để bao quanh Trái đất 4 lần. Mỗi phút có 1.000 túi nhựa được tiêu thụ, nhưng chỉ có 27% trong số chúng được xử lý và tái chế.

Theo dự báo của các nhà khoa học, khối lượng rác thải nhựa đến năm 2050 ở các đại dương, sẽ nặng hơn khối lượng của cá. Và Việt Nam được xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác nhựa lớn trên thế giới.

Đại diện thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Kamal Malhotra cho biết: “60% lượng rác thải nhựa thải ra biển có nguồn gốc từ 6 nước ở châu Á, trong đó có Việt Nam”.

Thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ tính riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon/ngày. Nếu trung bình khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn thì lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm, đây là gánh nặng cho môi trường, thậm chí dẫn tới thảm họa "ô nhiễm trắng".

Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI ký "Cam kết hành động vì một thế giới không rác thải"

Trước thực trạng này, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI đã gửi lời nhắn nhủ tới cộng đồng doanh nghiệp doanh nhân rằng không nên lợi ích của doanh nghiệp mà bỏ qua trách nhiệm đối với môi trường và cộng đồng.

“Doanh nghiệp chúng ta không nên chỉ vì lợi ích trước mắt mà bỏ qua trách nhiệm đối với môi trường và cộng đồng. Bảo vệ môi trường có ý nghĩa cao cả, vì môi trường cho thế hệ mai sau” - Phó Chủ tịch VCCI nói.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Chủ tịch VWEC, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Nữ Doanh nhân Việt Nam bên bảng chữ ký cam kết

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Chủ tịch VWEC, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Nữ Doanh nhân Việt Nam cho biết, tại các quốc gia phát triển, tất cả các ngành nghề sản xuất, kinh doanh phải tuân theo nguyên tắc bảo vệ môi trường. Những năm gần đây, khái niệm về nền kinh tế tuần hoàn, sản xuất và kinh doanh có trách nhiệm, sản xuất và kinh doanh nhân văn....đã được đưa vào nhiều chương trình nghị sự của doanh nghiệp, doanh nhân. Nhưng lượng rác thải rắn, khí thải và chất thải lỏng xả ra môi trường vẫn đang là nỗi nhức nhối của chúng ta.

“Quản lý tốt rác thải không chỉ tạo môi trường sống và làm việc lành mạnh, mà còn tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm chi phí và khơi sâu sự sáng tạo vô hạn của con người trong việc thiết kế ra các sản phẩm mới, hữu dụng từ rác thải,...hướng tới sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp và cộng đồng” - Chủ tịch VWEC khẳng định.

Các sáng kiến hành động nhằm giảm thiểu rác thải

Là một doanh nghiệp trong ngành hàng nước giải khát có sử dụng nhựa trong khâu sản xuất bao bì, Coca-Cola đã tiên phong trong ngành hàng giải khát bằng tuyên bố về một mục tiêu táo bạo và đầy tham vọng: Đến năm 2030, mỗi một chai/ lon sản phẩm bán ra sẽ được Coca-Cola thu gom trở lại và tái chế thông qua chiến lược: Thiết kế, thu gom và hợp tác.

Bà Lê Từ Cẩm Ly - Giám đốc Pháp lý và Đối ngoại, Coca-Cola Đông Dương

Tại Coca-Cola, mục tiêu đến 2030 chúng tôi sẽ thu gom và tái chế tương đương 100% lượng lon và chai bán ra trên thị trường. Công ty nỗ lực thực hiện mục tiêu đó thông qua những cải tiến bao bì từ bên trong, giảm nguyên liệu nhựa, dùng nhựa tái chế, kết hợp cùng chính phủ, các tổ chức tư nhân, dân sự để xây dựng hệ thống thu gom rác thải nhựa và cùng hợp tác thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, mang giá trị mới cho bao bì nhựa”- Bà Lê Từ Cẩm Ly - Giám đốc Pháp lý và Đối ngoại, Coca-Cola Đông Dương cho hay.   

Bà Ly cũng cho biết, Coca-Cola luôn tìm kiếm và khuyến khích các hợp tác trong chuỗi giá trị của mình, đặc biệt là thông qua các chương trình mà phụ nữ là nhân tố chính nhằm tìm ra các sáng kiến hữu ích trong việc quản lý rác thải nhựa. “Chúng tôi trân trọng các chương trình tương tác và ý nghĩa như ngày hôm nay của VWEC và mong rằng đây sẽ là mở đầu cho những sáng kiến tạo nên thay đổi tích cực trong quản lý tái chế rác thải nhựa từ các chị em phụ nữ” - Giám đốc Pháp lý và Đối ngoại, Coca-Cola Đông Dương bày tỏ.

Bà Ly cho biết thêm, các sáng kiến mà Coca-Cola đã và đang triển khai thực hiện tại Việt Nam để cùng hiện thực hóa mục tiêu toàn cầu này bao gồm: không xả thải ra thiên nhiên, sáng kiến nâng cao nhận thức về tái chế rác thải nhựa, mạng lưới hành động vì rác thải nhựa, sử dụng nhựa tái chế…

Bà Nguyễn Thị Kim Thoa - Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Bến Tre đánh giá cao việc Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam và Coca-Cola đã triển khai xây dựng trung tâm EKOCENTER tại huyện Giồng Trôm. EKOCENTER góp phần tạo ra khu sinh hoạt cộng đồng, tiếp cận internet, công nghệ thông tin; cung cấp nước sạch cho người dân địa phương. Đặc biệt, EKOCENTER hướng đến nhóm yếu thế (phụ nữ, trẻ em, người lao động nghèo) tiếp cận miễn phí hoặc với chi phí phải chăng các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu như nước uống, giáo dục, chăm sóc y tế, kỹ năng khởi nghiệp, kinh doanh nhỏ.

Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Bến Tre cũng đã chia sẻ về mô hình “Biến rác thải thành tiền” của Hội LHPN tại địa phương. Tham gia mô hình, hàng tháng khi sinh hoạt tổ, các hội viên sẽ gom các loại vật dụng bỏ đi của gia đình như: vỏ chai nước ngọt, dầu ăn… giao cho tổ trưởng để bán ve chai. Tiền bán được, mỗi chị em trích đóng cho tổ hội trưởng làm quỹ để hỗ trợ các gia đình thành viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bệnh tật và giúp các cháu vượt khó học giỏi. Việc làm tuy nhỏ nhưng góp phần nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường bằng cách phân loại, xử lý rác thải, đạt hiệu quả trong thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.

Chia sẻ sáng kiến của doanh nghiệp mình, bà Bùi Thị Hồng Hà - Giám đốc Công ty cổ phần CPART cho biết, CPART chuyên phát triển dòng vi sinh ứng dụng trong bảo vệ môi trường, phát triển chăn nuôi, trồng trọt. CPART đã góp phần giúp hệ thống 600 trang trại nuôi bò sữa ở huyện Mộc Châu xây dựng hệ thống trang trại xử lý nước thải khép kín. Tất cả các hỗn hợp chất thải như nước tiểu, nước vệ sinh chuồng trại… đều được gom hết vào bể chứa để xử lý. Do đó, chuồng trại có môi trường chăn nuôi an toàn, luôn sạch sẽ, không có mùi hôi…

"Nhân dịp này, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam cũng tổ chức tiệc giao lưu: Doanh nhân nữ - Hành trình xanh 2018 và trưng bày sản phẩm của doanh nghiệp do nữ làm chủ/lãnh đạo như trà, nông sản sạch, các sản phẩm thời trang, chăm sóc sắc đẹp… tạo cơ hội để chị em doanh nhân nữ kết nối kinh doanh, mở rộng đối tác, bạn hàng...

Một số hình ảnh tại diễn đàn: 

Doanh nhân nữ “chung tay” vì một thế giới không rác thải ảnh 5

Phiên thảo luận chia sẻ kinh nghiệm, các thực tiễn tốt về CSR và hoạt động của các Trung tâm Ekocenters tại Việt Nam

Doanh nhân nữ “chung tay” vì một thế giới không rác thải ảnh 6

Toàn cảnh diễn đàn

Doanh nhân nữ “chung tay” vì một thế giới không rác thải ảnh 7

Doanh nhân nữ “chung tay” vì một thế giới không rác thải ảnh 8

Doanh nhân nữ “chung tay” vì một thế giới không rác thải ảnh 9

Doanh nhân nữ “chung tay” vì một thế giới không rác thải ảnh 10

Doanh nhân nữ “chung tay” vì một thế giới không rác thải ảnh 11

Các doanh nhân nữ chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…